PHƯƠNG PHÁP TRỊ BỆNH UNG THƯ - Trang 71

định có thể dụng công ít mà kết quả to lớn vậy. Chúng tôi hy vọng hết thảy hiện hữu trong giới y học,
bất cứ là trong nước hay ngoài nước chớ nên cố chấp mà giữ theo lề lối cũ xưa, đừng gói ghém mà tự
che mình, phải đả phá cái thấy biết phiến diện, nắm tay nhau hợp tác, cùng nhau trao đổi tâm đắc của
lâm chứng, đem cái kết quả kinh nghiệm chữa khỏi Ung Thư của Trung y để cống hiến trước y lâm thế
giới. Phải hết sức cố gắng thu thập cái sở trường của y khoa các nước, thúc đẩy cho y dược thế giới đi
đến mức cứu cánh hoàn thiện để mà tạo phước chung cho nhân loại.

Lời bàn của dịch giả

Y học mà có chung với Tây là một lỗi lớn của Y học mà cũng là một nhược điểm không may cho nhân
loại. Vì sao thế? Vì đây là minh chứng rằng đa số loài người đối với nguyên lý cứu cánh duy nhất hãy
còn quá ư xa xôi ấu trĩ. Việc trị được bệnh Ung Thư hay không trị được bệnh Ung Thư, khoa học hay
không khoa học cũng tùy theo đây mà biểu hiện và có thể xảy ra những trường hợp miệng nói khoa học,
ý nghĩ khoa học mà việc làm có thể vẫn dày đặc ở trong mê tín, hoặc có thể không đả động gì đến danh
từ khoa học hay không khoa học mà việc làm, trái lại, rất là khoa học cũng không biết chừng.

Dịch giả đã không phải Trung cũng không phải Tây, mà cũng không muốn có chút tư tình gì với Trung
và Tây. Vậy nên dưới đây xin nêu lên những trường hợp trong thực tại, tai nghe mắt thấy, để mong rằng
cùng với tác giả và độc giả tìm lấy một ánh sáng hoàn mãn cứu cánh mai sau cho nhân loại.

Trong cuộc đàm thoại giữa một vị học giả với mấy vị bác sĩ, vị học giả hỏi: “Chẳng hay vi trùng từ
đâu mà có?” Các vị bác sĩ gắt giọng: “Khoa học không bao giờ có mê tín và không khi nào không có
con cha, con mẹ mà có con, con vi trùng cũng như thế”. Vậy tinh thần của các vị bác sĩ này là mê tín
hay là khoa học?

Một người bị gãy xương đùi (gãy kín). Mấy vị bác sĩ muốn thử thách một ông lang ta về gãy lọi mời
ông đến hỏi: “Ông có chữa được không, bao lâu khỏi?”. Ông đáp: “Chữa được, một tháng khỏi”. Các
vị bác sĩ cười và bảo với ông: “Theo chúng tôi biết thì phải 3 tháng mới lành, vậy làm sao được
chứng minh?” Hai đàng bèn đánh cá với nhau, các vị bác sĩ băng bột ở chân gãy, ông lang ta bó thuốc
ở chân lành và giao kết với nhau rằng: “Hễ một tháng cắt ra mà lành là công của ông lang ta, nếu 3
tháng mới lành là công của bác sĩ”. Đến khi đúng tháng cắt ra quả nhiên bệnh lành, mấy vị bác sĩ cộng
với ông lang ta ấy với một số y tá cũng có chứng kiến cùng nhau cười xòa. Vậy cái nào là khoa học,
cái nào là không khoa học?

Một người bị bệnh Dịch Tả rất nặng, một vị bác sĩ hối phải làm như thế nào. Một bà lão hối thúc đi
rước một ông thầy vỗ. Bạn của bác sĩ lui cui đi rước, còn vị bác sĩ cười nói: “Chừng nào anh đi nhà
thương Biên Hòa?”. Ông bạn đó chẳng cần trả lời, đi rước gấp ông thầy vỗ đưa về. Đơn độc chỉ có
cởi trần người bệnh vén quần lên khỏi đùi rồi ông ta vỗ trong ý rất có chủ định, vỗ một lúc lâu người
bệnh bừng nóng lên, hết vọp vẻ, hết ỉa mửa rồi khỏi. Vậy đâu là khoa học, đâu là mê tín?

Một trường hợp Dịch Tả khác, người đàn bà bị Dịch Tả rất nặng, tay chân lạnh mướp, miệng cứng,
bụng tóp vạt, đã đi tả nhiều rồi, mạch gần mất hẳn. Một ông lang ta đến mở thắt lưng quần ra, đổ muối
bọt khỏa rún, xắt tỏi để lên, dùng mồi thuốc cứu đốt đến mấy mươi mồi, người bệnh nóng lên hết lạnh,
hết vọp bẻ, nói được rồi khỏi. Vậy là khoa học hay không là khoa học?

Một đứa bé bị kinh phong đưa vào bệnh viện rất là khoa học ở Sài Gòn. Bác sĩ cho cởi trần cả quần
áo ra để vào buồng, muối nước đá 2 tiếng đồng hồ… vậy đây là khoa học hay không là khoa học?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.