kết quả ở một vài ca mổ. Bất chấp những điều đó, các bệnh viện ở
Mỹ và một số nơi khác đã chi hàng tỷ đô-la để trang bị loại máy móc
đắt đỏ này.
Còn danh mục kiểm tra thì sao? À, người ta không làm lơ với
nó. Sau khi WHO công bố các kết quả của danh mục kiểm tra phẫu
thuật an toàn, rất nhiều nước gồm Úc, Brazil, Canada, Costa Rica,
Ecuador, Pháp, Ireland, Jordan, New Zealand, Philippines, Tây Ban
Nha và Anh đã cam kết sẽ áp dụng các bản dịch danh mục kiểm tra
tại các bệnh viện trên toàn quốc. Một số nơi còn thêm vào bước theo
dõi kết quả - một yếu tố mang tính quyết định nhằm đảm bảo danh
mục kiểm tra được đưa vào áp dụng thành công. Ở Mỹ, các hiệp hội
bệnh viện ở 20 bang cũng đã cam kết thực hiện. Vào cuối năm 2009,
khoảng 10% các bệnh viện ở Mỹ đã bắt đầu áp dụng hoặc từng bước
triển khai danh mục kiểm tra. Tổng cộng trên toàn thế giới có hơn
2.000 bệnh viện đã đưa vào sử dụng.
Điều đó khích lệ chúng tôi rất nhiều. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn
còn một chặng đường dài nếu muốn thực hiện ý tưởng này. Danh
mục kiểm tra đã được đưa vào sử dụng trong các phòng mổ, nhưng
hầu hết là từ bên ngoài vào và từ trên xuống dưới. Đến nay, các
quan chức y tế và viên chức an toàn bệnh viện - những người giới
thiệu danh mục kiểm tra - rủi thay lại không được lòng các bác sĩ
phẫu thuật cho lắm. Nếu người giới thiệu là trưởng khoa phẫu thuật
thì bác sĩ chúng tôi chỉ có thể làu bàu vài tiếng chứ không chỉ trích
gay gắt. Nhưng đây có vẻ như một sự xúc phạm và là sự can thiệp
thô bạo vào chuyên môn của chúng tôi. Đây là bệnh nhân của tôi.
Đây là phòng mổ của tôi. Tôi có trách nhiệm thực hiện ca mổ và tôi
có quyền làm theo cách của mình. Họ nghĩ họ là ai mà dám bảo tôi
phải thế này thế nọ?
Giả sử các bác sĩ phẫu thuật buộc phải sử dụng danh mục kiểm
tra, vậy chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta làm với thái độ miễn