Nhưng quan trọng là anh ta đã sống. Hầu hết những người rơi vào
tình trạng đó đều không qua khỏi.
Và giờ đây, bài toán đặt ra cho công tác chăm sóc y tế hiện đại
là: nếu bạn có một bệnh nhân đang gặp nguy hiểm và để có cơ hội
cứu anh ta, bạn vừa phải nắm vững kiến thức đồng thời vừa phải
đảm bảo thực hiện đúng 178 thao tác mà mỗi bệnh nhân cần đến, dù
màn hình cảnh báo không hoạt động, bệnh nhân ở giường bên cạnh
đang kêu la ầm ĩ, còn y tá đang gọi cuống quít nhờ trợ giúp. Giữa
muôn vàn khó khăn ấy, ngay cả khi công việc đã được chia nhỏ, bạn
vẫn cảm thấy không đảm đương nổi. Vậy bạn sẽ làm gì?
Câu trả lời là chuyển từ chuyên môn hóa sang chuyên môn hóa
cao hơn nữa. Trường hợp của bệnh nhân DeFilippo là một ví dụ: cứ
như thể tôi chỉ chăm sóc cho một mình anh ta vậy. Và như thế mới
thực sự là một chuyên viên săn sóc đặc biệt (những người làm việc ở
ICU thích được gọi như thế). Là một bác sĩ phẫu thuật tổng quát, tôi
luôn muốn giải quyết hầu hết các trường hợp bệnh lý mà mình gặp
phải. Nhưng vì công việc săn sóc điều trị ngày càng phức tạp nên
trách nhiệm đó dần chuyển sang những người có chuyên môn sâu
hơn. Bằng chứng là khoảng mười năm gần đây đã xuất hiện rất
nhiều chương trình đào tạo chuyên gia cấp cứu hồi sức ở hầu hết các
thành phố lớn của Mỹ và châu Âu, và một nửa các khu ICU ở Mỹ
đang trông cậy vào những chuyên gia được đào tạo từ các chương
trình đó.
Có thể nói sự am hiểu chuyên môn của đội ngũ bác sĩ sẽ quyết
định thành công của y học hiện đại. Vào đầu thế kỷ 20, chỉ cần tốt
nghiệp cấp ba và có chứng chỉ một năm học y khoa là bất kỳ ai cũng
có thể hành nghề y. Nhưng đến cuối thế kỷ, tất cả các bác sĩ phải có
bằng cao đẳng, chứng chỉ y khoa bốn năm và thêm từ ba đến bảy
năm thực tập trong một lĩnh vực chuyên khoa như nhi, phẫu thuật,
thần kinh hay các chuyên khoa khác. Tuy nhiên, bước sang những