có thể qua khỏi. Và chỉ một sơ suất nhỏ của ê kíp thì có thể làm tan
biến mọi cơ hội vốn đã hết sức mỏng manh.
Tuy nhiên, sau mười ngày điều trị, tình hình của DeFilippo đã
có những tiến triển khả quan. Vấn đề chủ yếu của anh ta là gan bị
tổn thương từ đợt phẫu thuật trước đó. Ống dẫn chính từ gan bị đứt
làm mật chảy ra gây tình trạng ăn mòn – mật làm tiêu mỡ trong thức
ăn của người bệnh khiến bệnh nhân bị suy nhược từ bên trong. Hiện
tại, DeFilippo còn quá yếu nên các bác sĩ không thể tiến hành phẫu
thuật ngay. Vì vậy, sau khi giúp anh ta ổn định trở lại, chúng tôi
quyết định thực hiện một phương án tạm thời là với sự trợ giúp của
thiết bị chụp CT, các bác sĩ sẽ đặt ống dẫn lưu xuyên qua thành bụng
đi vào ống mật bị đứt để rút chỗ mật bị chảy ra ngoài. Nhưng chúng
tôi phát hiện lượng mật chảy ra quá nhiều, đến mức phải sử dụng
thêm ba ống dẫn lưu nữa: một cái đặt trong ống mật, hai cái xung
quanh đó. Khi mật được rút hết ra ngoài, bệnh nhân bắt đầu hạ sốt.
Nhu cầu oxy và đạm cũng giảm, huyết áp đã trở về mức bình
thường. DeFilippo từng bước hồi phục. Tuy nhiên, đến ngày thứ 11,
khi chuẩn bị dừng thở máy, bệnh nhân bỗng nhiên sốt cao, huyết áp
giảm và nồng độ oxy trong máu lại tụt. Chân tay anh ta lạnh ngắt và
thỉnh thoảng xuất hiện những cơn rùng mình ớn lạnh.
Chúng tôi không hiểu chuyện gì xảy ra. Có lẽ anh ta bị nhiễm
trùng. Nhưng kết quả chụp X- quang và CT lại không thể cho biết
bệnh nhân bị nhiễm trùng ở đâu. Mặc dù được tiêm thêm bốn liều
kháng sinh, nhưng bệnh nhân vẫn tiếp tục sốt. Mỗi lúc lên cơn sốt,
nhịp tim anh ta lại rối loạn. Y tá nhấn nút báo động xanh. Ngay tức
thì, các bác sĩ, y tá lao đến và nhanh tay thực hiện hô hấp nhân tạo
bằng phương pháp kích điện. Tim bệnh nhân đập bình thường trở
lại. Phải hơn hai ngày sau, chúng tôi mới biết nguyên nhân sự việc.
Sau khi nghĩ đến khả năng là một trong các đường dây nối vào
người bệnh nhân đã bị nhiễm trùng, chúng tôi thay bộ dây mới và
đưa dây cũ đi cấy vi sinh. 48 tiếng sau, chúng tôi có câu trả lời chính