thuật tai trái. Tôi được đào tạo để làm bác sĩ phẫu thuật tổng quát,
tuy nhiên tôi không phải xử lý tất cả mọi tình huống cần phẫu thuật,
trừ khi tôi về công tác ở một vùng nông thôn hẻo lánh nào đó. Và
thực tế cũng cho thấy là bạn không thể nào làm được tất cả. Tôi
quyết định tập trung vào chuyên ngành phẫu thuật ung thư. Nhưng
như thế vẫn còn quá rộng. Vì vậy, dù đã cố gắng học hỏi tất cả các
kỹ năng phẫu thuật, đặc biệt là trong các ca cấp cứu, cuối cùng tôi lại
chuyên về phẫu thuật ung thư tuyến nội tiết.
Trong vài thập niên gần đây, nhờ sự chuyên môn hóa đó mà y
học đã có những cải tiến kỳ diệu trong lĩnh vực giải phẫu và đạt
được nhiều thành tựu xuất sắc. Tuy trước đây, tỷ lệ tử vong phẫu
thuật luôn ở mức hai con số; ngay cả với những ca tiểu phẫu, bệnh
nhân cũng phải trải qua thời kỳ hồi phục kéo dài và thậm chí có thể
bị tàn tật; nhưng ngày nay, phẫu thuật đã trở thành chuyện đơn
giản, thông thường.
Dù ngày nay có rất nhiều ca phẫu thuật thành công, nhưng con
số thương vong vẫn còn lớn. Thống kê y khoa tại Mỹ cho thấy trung
bình một người phải trải qua bảy lần phẫu thuật trong suốt cuộc đời,
như vậy các bác sĩ sẽ phải thực hiện khoảng 50 triệu ca mổ mỗi năm.
Nhưng hàng năm, chúng ta vẫn có hơn 150.000 ca tử vong sau phẫu
thuật - gấp ba lần số người chết do tai nạn giao thông. Nhưng vấn
đề ở chỗ ít nhất một nửa số ca tử vong và các trục trặc khác là hoàn
toàn có thể tránh khỏi. Dù đã được trang bị kiến thức sâu rộng thông
qua quá trình đào tạo bài bản và thực hiện chuyên môn hóa cao,
chúng ta vẫn còn bỏ sót nhiều thao tác. Chúng ta vẫn phạm sai lầm.
Vậy đó. Bên cạnh những thành công rực rỡ, y học hiện đại cũng
không ít lần thất bại. Điều này đặt ra cho chúng tôi một thách thức
mới: Bạn sẽ làm gì khi kinh nghiệm chuyên môn mà bạn có vẫn chưa
đủ, hay ngay cả khi các chuyên gia cấp cao cũng thất bại? Chúng tôi