phức tạp hơn nhiều so với các thế hệ trước, chiếc máy bay ném bom
tầm xa kiểu 299 đòi hỏi phi công phải điều khiển cùng lúc bốn động
cơ, mỗi động cơ lại sử dụng hỗn hợp nhiên liệu khác nhau. Bên cạnh
đó, anh ta còn phải kiểm soát bộ phận hạ cánh, cánh phụ, bộ phận
điều khiển cân bằng trọng tải, cánh quạt được điều chỉnh bằng hệ
thống thủy lực để máy bay ngóc lên hoặc chúc xuống, và nhiều tính
năng khác nữa. Lúc đó, Major Hill đã quên không mở khóa bộ phận
điều khiển bánh lái độ cao và cánh đuôi đứng. Lập tức, báo chí cho
rằng thiết kế mới của Boeing có quá nhiều bộ phận, khiến việc điều
khiển trở nên phức tạp. Sau đó, không quân Mỹ thông báo sẽ mua
kiểu máy bay của hãng Douglas. Còn Boeing suýt nữa thì phá sản.
Tuy nhiên, quân đội Mỹ vẫn quyết định đặt vài chiếc kiểu 299
của Boeing, vì có người tin rằng loại máy bay này có thể phục vụ tốt
cho nhiệm vụ của không quân. Do đó, một số phi công chuyên lái
máy bay thử nghiệm đã nhóm họp và đưa ra phương án tối ưu để
điều khiển chiếc 299.
Quyết định họ đưa ra khá bất ngờ. Họ không yêu cầu các phi
công phải có số giờ bay nhiều hơn, bởi thật khó tin rằng một ai đó sẽ
có kinh nghiệm dày dạn hơn Major Hill – chỉ huy trưởng phi đội lái
máy bay thử nghiệm của không quân Mỹ. Thay vào đó, họ đưa ra
một giải pháp rất đơn giản nhưng khôn ngoan: Lập danh mục
những việc phi công cần làm. Vào thời kỳ đầu, việc làm cho một
chiếc máy bay cất cánh có thể khiến chúng ta cảm thấy căng thẳng.
Nhưng việc này hầu như không quá khó, chỉ như lái một chiếc xe ra
khỏi bãi đậu, nên chẳng ai cần đến tờ giấy ghi chú làm gì. Nhưng lái
chiếc 299 thì khác: nó rắc rối đến mức không ai có thể nhớ hết, ngay
cả khi đó là một chuyên gia.
Các phi công chuyên lái máy bay thử nghiệm đã lập một danh
sách gói gọn trong một tờ giấy ghi chú, với đầy đủ trình tự các bước
cần kiểm tra khi cất cánh, bay, hạ cánh và chạy trên đường băng. Có