đã tìm thấy câu trả lời, nhưng lại từ một lĩnh vực khác, không liên
quan gì đến y học.
Chương 2DANH MỤC KIỂM TRA
Ngày 30 tháng 10 năm 1935, tại Căn cứ Không quân Wright ở
thành phố Dayton, Ohio, không quân Mỹ tổ chức cuộc thi giữa các
nhà sản xuất để chọn loại máy bay ném bom tầm xa thế hệ mới.
Nhưng người ta lại không nghĩ đây thực sự là một cuộc thi. Ngay từ
đầu, chiếc máy bay làm bằng hợp kim nhôm sáng bóng kiểu 299 của
hãng Boeing được đánh giá cao hơn hẳn các thiết kế của hai đối thủ
cạnh tranh là Martin và Douglas. Chiếc máy bay này có khả năng
chuyên chở gấp năm lần số lượng bom mà quân đội yêu cầu, đồng
thời bay nhanh hơn và đạt tầm xa gấp hai lần so với những chiếc
máy bay ném bom trước đó. Chỉ vừa thoáng nhận ra chiếc máy bay
mới khi nó đang bay thử nghiệm qua thành phố Sea le, một nhà báo
ở đây liền gọi đó là “pháo đài bay”, và cái tên ấy ngay lập tức gắn
liền với loại máy bay đó. Theo nhà sử học quân sự Phillip Meilinger,
cuộc thi này thực chất chỉ mang tính hình thức, bởi quân đội Mỹ đã
lên kế hoạch đặt mua của hãng Boeing ít nhất 65 chiếc.
Đoàn quân nhạc, đại diện không quân Mỹ và các nhà sản xuất
cùng hồi hộp theo dõi khi chiếc máy bay thử nghiệm kiểu 299 chạy
trên đường băng. Trông nó thật đẹp và ấn tượng với sải cánh hơn 30
mét, bốn động cơ nhô ra ngoài cánh thay vì chỉ có hai như vẫn
thường thấy ở các kiểu khác. Chiếc máy bay rú ầm ầm, lao đi trên
đường băng rồi nhẹ nhàng cất cánh và vút lên cao đến hơn 100 mét.
Nhưng ngay sau đó, chiếc máy bay dường như mất điều khiển. Nó
rơi tự do, đâm sầm xuống đất tạo ra một tiếng nổ vang trời và bốc
cháy. Hai trong số năm thành viên đội bay tử nạn, kể cả viên phi
công Major Ployer P. Hill.
Ủy ban điều tra cho biết nguyên nhân vụ nổ không phải do
hỏng hóc động cơ, mà xuất phát từ “lỗi của phi công”. Được thiết kế