thể nói đây chính là những công việc mà bất kỳ viên phi công nào
cũng biết, như kiểm tra để chắc chắn đã thả phanh, cài đặt các máy
móc thiết bị, đảm bảo cửa chính và cửa sổ đã được đóng, hay bộ
phận điều khiển bánh lái đã mở... toàn là những việc đơn giản. Bạn
có thể nghĩ bản danh mục này chỉ là trò vớ vẩn và sẽ chẳng mang lại
lợi ích gì. Nhưng nhờ có danh mục này mà chiếc 299 tiếp tục bay
hơn 3 triệu km mà không có một vụ tai nạn nào xảy ra. Kết quả là
quân đội Mỹ đã mua tổng cộng gần 13.000 chiếc và đặt cho nó tên
mới là B-17. Và khi tìm ra cách điều khiển “con chim sắt” khổng lồ
này, quân đội Mỹ đã giành được ưu thế trên không trong Thế Chiến
thứ hai. Thậm chí, B-17 còn là trợ thủ đắc lực trong chiến dịch dội
bom đánh phá Đức quốc xã.
Ngày nay, chúng ta cũng đang lâm vào tình huống tương tự
như khi điều khiển chiếc máy bay B-17 vậy. Nghĩa là công việc của
các kỹ sư phần mềm, giám đốc tài chính, nhân viên cứu hỏa, cảnh
sát, luật sư hay bác sĩ đều quá phức tạp và họ không thể thực hiện
hoàn hảo mọi công việc, nếu chỉ dựa vào trí nhớ của mình. Nói rộng
hơn, rất nhiều lĩnh vực trong xã hội hiện đại không khác việc điều
khiển chiếc máy bay đó là mấy. Nghĩa là có quá nhiều việc phải làm!
Tuy nhiên, mọi việc sẽ trở nên dễ dàng nếu chúng ta nắm được
bí quyết đơn giản như danh mục kia. Quả là chúng ta hay mắc lỗi,
thậm chí là những lỗi rất tai hại, nhưng ai cũng biết rằng công việc
mà chúng ta đang làm quá phức tạp và rất khó tóm lược vào trong
một bản danh sách. Chẳng hạn như các loại bệnh tật - chúng còn
phong phú, đa dạng và phức tạp hơn cả máy bay B-17. Theo một
nghiên cứu trên 41.000 người bị chấn thương tại Pennsylvania thì đã
có đến 1.224 loại vết thương khác nhau, tương ứng với 32.261 quy
trình chẩn đoán. Như thế nghĩa là sẽ phải có 32.261 loại máy bay
khác nhau mà các viên phi công cần học cách điều khiển. Chính vì
thế, việc sắp xếp các bước thực hiện theo một trình tự hợp lý cho mỗi
trường hợp sẽ là rất khó. Các bác sĩ điều trị còn nghi ngờ rằng một