3. Thành kiến
4. Cạnh tranh
Thông thường, khi khách hàng không có thông tin, họ không hiểu biết
gì về bạn nhiều (bạn là ai, bạn đến từ đâu, bạn có gì là nổi bật) thì họ
thường tỏ ra hờ hững với sản phẩm dịch vụ của bạn, với sự tồn tại hay có
mặt của tổ chức bạn, thậm chí những gì bạn đang làm cho họ. Nếu điều gì đó
không tốt xảy ra đối với sản phẩm dịch vụ, tổ chức, hay với bạn, họ dễ dàng
nảy sinh thành kiến với bạn, không nghĩ tốt về bạn, vì bạn là người vô danh.
Thậm chí họ xa lánh hoặc tẩy chay nhanh chóng. Họ cảm thấy sự thừa thãi
của bạn, họ không muốn nghe lời giải thích của bạn và dễ dàng đối nghịch
hay cạnh tranh sống chết với bạn. Trong kinh doanh, bạn dễ dàng bị tấn
công và loại ra khỏi thị trường. Nói chung, vì họ thiếu thông tin và không
hiểu bạn.
Với tình huống này, người làm PR nên tìm ra và phân loại tất cả các
thông tin và hành vi của từng loại đối tượng cụ thể, rồi cung cấp thông tin
cho họ một cách phù hợp bằng cách đưa ra những giải pháp tương thích với
những công cụ PR thích hợp. Bằng sự nỗ lực hết mình, và kế hoạch PR bài
bản và cẩn thận, người làm PR có thể thay đổi tình huống trên thành lợi thế
như tình huống sau:
B. Tình huống tích cực