trong lời cầu nguyện - punk: “Đức Mẹ đồng trinh, Maria, hãy đuổi
Putin đi” vang lên có vẻ vô tội. Thế nhưng, những lời khác của bài hát
- “cứt thánh
” và “chó cái” nhắm vào Thượng phụ - đã bị các tín đồ
Nga xem như cố tình xúc phạm. Nadezhda Tolokonnikova, một trong
những nhà hoạt động nữ đã cùng với chồng mình là Petr Verzilovyi
kiếm được tiếng tăm trong một số giới nhất định khi tổ chức ở Bảo
tàng sinh học Moskva một cuộc chơi bời tình dục công khai nhằm
tưởng nhớ nhóm “Kommuna 1” ở Đức thập niên 1960 - tờ Frankfurter
Allgemeine Sonntagszeitung đã viết như thế về hành động này (88).
Với phe đối lập Nga, hành động trong nhà thờ này là một đòn tấn
công khó chịu. Và Vladimir Putin vô hình trung đã được tiếp tay.
Tổng thống Nga nhanh chóng nhận ra khả năng chính trị và sử dụng
nó. Ông công khai tuyên bố lấy làm tiếc về sự cố: “Tôi thay mặt họ
[Pussy Riot], nếu họ không thể tự mình làm việc này, xin lỗi tất cả
những tín đồ và các giới chức nhà thờ. Tôi hy vọng chuyện này sẽ
không tái diễn” (89). Giáo hội cũng sử dụng tình huống thành công
này để vận động. Chỉ hai tháng sau sự cố, với sự hiện diện của 50.000
tín đồ, đức Thượng phụ Kirill đã có bốn giờ phụng vụ trong một lễ cầu
nguyện cho “việc bảo vệ đức tin, chống lại những kẻ làm ô uế đền thờ,
Giáo hội và tên tuổi tốt lành của nó” (90).
Nỗ lực của người đại diện bạo gan của nhóm, Nadezhda
Tolokonnikova, trong phiên tòa và sau đó so sánh phiên tòa với các vụ
án Moskva tiêu biểu thời Stalin, kiểu như “đây là phiên tòa trên toàn
bộ hệ thống nhà nước của Liên bang Nga” - cũng không thành công.
Thật tình thì cô ta đã chứng tỏ mình là một nhân vật ở tận rìa của
tuyến đầu phản kháng, và ở một số giới trí thức Moskva và Saint
Petersburg, điều này đã tạo điều kiện cho việc tăng cường sử dụng
rượu vang và những cuộc tranh cãi sôi nổi về điều gì có thể và không
thể làm trong nghệ thuật. Thế nhưng, từ góc độ chính trị, hoạt động
này là một thất bại.