bữa trưa, báo chí Nga viết về chuyến viếng thăm sắp tới (của Putin)
đến Berlin, đồng thời về việc Thị trưởng điều hành Berlin khi đó -
Klaus Wowereit - là một người đồng tính công khai. Cha Tikhon, như
một đại diện tư tế, đã khuyên ông Putin không nên đưa tay cho người
đồng tính bắt. Putin phản đối: từ một phía, tất cả những việc đó là
chuyện riêng của Wowereit, từ phía khác, con người này đại diện
chính thức cho Berlin. Khi phu nhân của Putin là bà Liudmila đứng về
phía linh mục và ủng hộ yêu cầu của Tikhon, câu trả lời của Putin
ngắn gọn và khôi hài: “Em yêu, không nên ghen tuông”. Thậm chí nếu
câu chuyện này là hư cấu, thì dẫu sao nó cũng đã mô tả được phong
cách hành xử của Putin. Ông thể hiện sự linh hoạt vừa đủ, nếu hoàn
cảnh yêu cầu, nhưng điều đó ít ảnh hưởng đến những quan điểm chính
trị của ông.
Màn trình diễn ồn ào của Pussy Riot năm 2012 ở một nhà thờ
quan trọng nhất và lớn nhất nước Nga - Nhà thờ Chúa cứu thế - đã
mang đến cho ông lợi ích chính trị đối nội. Các tượng thánh của cuộc
phản kháng chống Putin là cách mà báo chí phương Tây gọi các phụ
nữ trong nhóm tiên phong với ý nghĩa là “cuộc nối loạn của âm đạo”,
đã chứng minh cho sự đánh giá sai lầm về tình hình ở nước Nga. Cuộc
phản kháng ở nhà thờ thoáng chốc đã biến nhóm này trở nên nổi tiếng
khắp thế giới. Các thành viên của Pussy Riot đã giả dạng tín đồ vào
nhà thờ và gào thét lời cầu nguyện nhạc punk của họ chống đối Putin
và người đứng đầu Giáo hội Nga - Thượng phụ Kirill. Họ quay video
rồi sau đó công bố trên Internet cho các phương tiện truyền thông. Họ
kịp làm tất cả trước khi các nhân viên choáng váng của nhà thờ tống
khứ họ ra khỏi đó. Câu chuyện về cuộc đấu tranh của những nhạc sĩ
rock trẻ can đảm chống lại hệ thống khắc nghiệt và ngày càng ít được
ưa chuộng, đã thành công lớn ở phương Tây. Hàng triệu người đọc tin
này trên Internet. Thế nhưng ở Nga, toan tính nhìn nhận cuộc phản
kháng tiên phong này như một hành động anh hùng, đã không được
biện hộ. Hành động này chỉ gợi lên duy nhất sự phản cảm. Điệp khúc