chương trình tư hữu hóa với sự hỗ trợ của các cuộc đấu giá thế chấp
(102).
“Đấu giá thế chấp” là tên gọi vô thưởng vô phạt của một chương
trình khổng lồ nhằm chia lại tài sản, được chính phủ đưa ra để nhận lại
tiền. Cơ sở của nó là đề nghị các doanh nhân mua lại các công ty nhà
nước. Những hòn ngọc của công nghiệp khai thác như Norilsk Nickel,
Yukos hay Lukoil được bán cho các tư nhân thấp hơn giá trị của
chúng. Các điều kiện của chương trình rất giống nhau. Các doanh
nhân và các quan chức từ lâu đã quen biết nhau, một số doanh nhân
từng có thời gian làm việc trong chính phủ. Họ có thông tin nội bộ.
Nhà sở hữu tương lai này chính thức cho nhà nước vay số tiền với trị
giá của doanh nghiệp. Nhờ đó, ông ta nhận được gói kiểm soát trong
công ty mới. Việc bán đổ bán tháo này là cơ sở cho sự giàu có đáng
kinh ngạc của nhiều nhà tài phiệt.
Theo phân tích của chuyên gia kinh tế Joseph Stiglitz, “chương
trình đấu giá thế chấp là giai đoạn cuối cùng trong cuộc làm giàu của
các nhà tài phiệt, không chỉ đưa đời sống kinh tế mà cả đời sống chính
trị đất nước vào guồng ảnh hưởng của mình”. Stiglitz biết mình nói gì.
Từ năm 1997 đến cuối năm 1999, ông là kinh tế gia trưởng của Ngân
hàng thế giới, người đã cùng với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) phân phát
hàng tỉ đô la tín dụng cho các quốc gia trải qua khó khăn kinh tế. IMF,
nổi tiếng với những điều kiện cho vay khắc nghiệt, đã cho nước Nga
vay hàng tỉ đô la tín dụng với chỉ một điều kiện là chính phủ phải tiếp
tục đẩy mạnh tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước. “Nhà nước đã
bán đấu giá gần như tất cả các ‘món trang sức quý của gia đình’,
nhưng đồng thời lại không có khả năng trả tiền hưu và trợ cấp xã hội.
Chính phủ đã vay của IMF các khoản vay bạc tỉ, và vì đó mà nợ quốc
gia tăng càng cao hơn”. Như thí dụ về Hy Lạp cho thấy, mô hình này
đến nay vẫn không thay đổi.
“Chúng ta, tức phương Tây, và các chính phủ của chúng ta hoàn
toàn không đóng vai trò trung lập trong việc này và vai trò không phải