nhỏ”, người đoạt giải Nobel viết, “vì IMF cho rằng điều đó có thể thay
đổi tận gốc rễ nước Nga”. Trong những hồ sơ nội bộ, Stiglitz đã chỉ
trích kịch liệt chính sách của IMF: “Các ngài Nga mới đã cướp bóc
những công ty nhà nước, tiêu diệt chúng và để lại sau lưng một đất
nước bị cướp sạch. Tất cá các công ty... do Berezovsky kiểm soát đã bị
đưa tới phá sản” (103). Chính phủ Bill Clinton muốn ủng hộ Yeltsin
tại vị bằng bất cứ giá nào. và nằng nặc yêu cầu tư hữu hóa. Bộ trưởng
Tài chính Lawrence Summers đã gây áp lực lên Stiglitz đến nỗi ông
này phải từ chức. Năm 2001, hai năm sau khi từ nhiệm, Stiglitz được
trao giải Nobel Kinh tế.
Không chỉ một mình Abramovich kiếm được hàng triệu đôla nhờ
làm theo kế hoạch này. Những nhà tài phiệt khác cũng tranh thủ cơ hội
và làm giàu một cách hệ thống. Thí dụ như Khodorkovsky đã mua
công ty dầu khí nhà nước Yukos với giá 300 triệu đô la. Không lâu
sau, trị giá của công ty này đã lên tới 8 tỉ đô la và còn tiếp tục tăng, ủy
ban quốc gia về tư hữu hóa tài sản nhà nước (Goskomimushechctvo)
đã giao Ngân hàng Menatep thực hiện vụ đấu giá này. Một trong
những chủ sở hữu của Menatep là Khodorkovsky và ngân hàng đã
chuyển công ty cho ông ta. Quy luật cơ bản của “cơn sốt vàng đen”
được nhà nước ủng hộ này là: ai có thể tìm ra phương tiện và có mối
quan hệ, thì sẽ nhận được thêm nhiều tiền. Berezovsky biết quá rõ luật
chơi. Chỉ một tháng sau chỉ thị của Yeltsin, Goskomimushechctvo đưa
Sibneft ra đấu giá (104). Một trò chơi không có rủi ro.
Theo thỏa thuận, nếu Chính phủ lâm vào tình trạng không thể trả
nợ trong một thời gian nhất định, người cho vay tự động trở thành chủ
sở hữu công ty. Sau này Berezovsky đã viết: “Trả nợ là điều không
thể. Chính phủ Nga đã phá sản, và Tổng thống Yeltsin cho là sẽ có lợi
nếu trong nước chỉ có một số, nói chính xác hơn, rất ít những doanh
nhân giàu có và hùng mạnh, những người trong triển vọng dài hạn sẽ
là phương tiện lẫn động lực bảo đảm đường lối cải cách Nga”.