Chính quyền và các phương tiện truyền thông
đại chúng
Các nhà tài phiệt liên kết sức mạnh và đặt cược vào các phương
tiện truyền thông đại chúng. Đế chế của Boris Berezovsky gồm “Kênh
Một - ORT” và các tờ báo kết liên minh với tập đoàn Gusinsky Media
- Most và kênh NTV của ông ta. Kênh chính phủ RTR cũng tham gia
liên minh hết sức hùng hậu này để vào cuộc thập tự chinh chống
Gennady Zyuganov và Đảng Cộng sản Liên bang Nga. Những nhà báo
nổi tiếng nhất, chẳng hạn như Igor Malashenko ở NTV, chuyển sang
đội truyền thông cho Tổng thống. Vấn đề kết quả bầu cử được thổi
phồng lên thành quyết định định mệnh cho cả nước Nga. Ở Đức và
Hoa Kỳ, Helmut Kohl và Bill Clinton cũng quan tâm tới sự hồi sinh
giả định của chủ nghĩa cộng sản. Yeltsin - đó là con đường tiến vào
tương lai dân chủ, Zyuganov - đó là sự trở lại quá khứ tối tăm. Châm
ngôn là như thế. Từ Hoa Kỳ, các chuyên gia truyền thông trước bầu cử
bay sang. Trong vòng vài tháng tiếp đó, họ lập trại ở Khách sạn Tổng
thống tại Moskva và lên kế hoạch vận động truyền hình. “Cứu Boris” -
tuần san tin tức Time ngay sau bầu cử đã gọi như thế khi nói về sứ
mệnh thành công của nhóm cố vấn Hoa Kỳ trong cuộc chiến giành
quyền lực Moskva và in trên trang bìa ứng viên, được mô tả như người
say chiến thắng Boris Yeltsin với cờ Mỹ trong tay (108).
Vấn đề không chỉ bó hẹp trong những cuộc tư vấn chuyên
nghiệp. Các nhà tài phiệt đã chi hàng trăm nghìn đô la để mua các nhà
báo Nga. Báo chí vì cuộc khủng hoảng thường trực đã sống thật khó
khăn. Thật sự là không có quảng cáo, không có người đặt báo. Trong
khi đó lại xuất hiện mô hình kinh doanh đối trọng. Bình luận về sự suy
đồi nghiệp vụ, tờ New Yorker đã viết: có thể đặt những bài báo tích
cực như đặt pizza ở nhà hàng kề bên, “thậm chí là trên những tờ báo
tốt nhất”. Vấn đề chỉ là giá cả. Trên tờ Washington Post xuất hiện bài