Chỉ vào lúc đó, ông mới hiểu tận tường trên thực tế, tình hình xấu
như thế nào ở nước Nga. “Tất cả phương tiện đã bị phá hủy. Không
còn một chút gì”, ông nói - như với chính mình hơn là với người thân
của lính thủy. Người ta ngắt lời ông. Mọi người muốn nói, không
muốn nghe. Ông lắng nghe, một lần nữa giải thích bằng những lời
khác, rằng không thể làm gì, và nói với họ, tình hình là vô vọng.
“Thâm nhập tàu”, ông nói, “hôm nay là không thể. Nếu có thể, chính
tôi đã leo vào đó”. Đã 11 ngày kể từ lúc xảy ra thảm họa. Thủy thủ
đoàn đã chết chỉ vài giờ sau khi thuyền chìm xuống đáy.
Ngược lại, Berezovsky đã trải qua những giờ phút hoàng đạo của
mình như một nhà truyền thông. Kênh truyền hình quốc gia ORT mà
ông ta lèo lái, đã lắp ghép các khung hình cú va chạm cảm xúc của
người thân thủy thủ với Putin bất lực xen lẫn với hình ảnh nghỉ ngơi
vô tư của ông ở Sochi, để chỉ ra Tổng thống như một người vô công
rồi nghề bất tài và khinh suất, người không những không biết tôn trọng
cảm xúc của người khác lại còn không nắm được tình hình. Chính
Putin đã sợ điều đó và từng cảnh báo các ông trùm truyền thông để
không xảy ra những điều như thế.
Cả hai cuộc gặp mà Berezovsky đến Kremlin sau thảm họa
“Kursk” đã diễn ra trong không khí chẳng mấy vui vẻ. Vladimir Putin
tức giận trước việc Berezovsky sử dụng mục đích cá nhân trên chính
kênh truyền hình quốc gia chứ không phải phương tiện gì khác. Sau
đó, trong chuyến vận động riêng ở Washington và London nhằm bảo
vệ tự do và dân chủ ở Nga, Berezovsky kể Tổng thống đã cả quyết
khuyên ông ta bán cho mình phần của ông ta trong kênh truyền hình.
Và giờ đây, ông ta đang chuẩn bị sáng lập một phe đối lập xây dựng -
vị giáo trưởng của chính trị Nga tuyên bố. “Hiện nay, chúng tôi vẫn
còn quá nhiều người cộng sản, giờ lại còn thêm cựu nhân viên KGB,
những người đang căm thù dân chủ. Đối trọng duy nhất - đó là giai
cấp tư sản mới, những người nhận định can thiệp vào chính trị không
chỉ bình thường, mà còn là cần thiết”, ông ta đã trình bày như thế