Trong lúc đó, bà Angela Merkel còn chưa biết, NSA còn nghe lén
cả những người tiền nhiệm bà là Gerhard Schroeder và Helmut Kohl.
“Trong danh sách có hơn 56 số điện thoại, trong số này có gần 20 số
thuộc về những người trong nhóm thân cận nhất với Merkel. Trong số
đó, có số thuê bao của người đứng đầu Ban thư ký của bà và là ủy
nhiệm viên Beate Baumann, người đứng đầu Phủ Thủ tướng Liên
bang Peter Altmeier, Bộ trưởng Nhà nước Klaus-Peter Fritsche phụ
trách điều phối hoạt động tình báo. Chủ tịch phái CDU/CSU trong
Quốc hội Volker Kauder được ghi trong danh sách này là “cố vấn ở
quốc hội của bà Merkel Kauder” (244). Tình báo Mỹ còn có được
thông tin tuyệt vời về những cuộc trò chuyện làm việc trong Phủ Thủ
tướng Liên bang. Trong danh sách này có thể tìm thấy một vài số điện
thoại của Bộ ban ngành số 2, số 4, số 6 của cơ quan này, chuyên trách
các vấn đề đối ngoại và chính sách an ninh, kinh tế và tài chính, đồng
thời kiểm soát hoạt động của Cục Tình báo Liên bang Đức (BND).
Tháng 7-2015, báo Süddeutsche Zeitung sử dụng những thông tin bị
vạch trần đăng trên trang WikiLeaks - một nguồn tài nguyên trực
tuyến chuyên công bố những tài liệu mật, để mô tả chiến dịch lớn này
của tình báo Mỹ.
Từ đó, ở Berlin, trong tòa nhà “Reichstag”
, ủy ban điều tra
Quốc hội làm việc, nghiên cứu mối quan hệ chặt chẽ giữa BND và
NSA. Các nghị viên xác lập rằng, NSA đã có cơ hội để đưa vào máy
tính mật vụ Đức những khái niệm then chốt cũng như các số điện thoại
và địa chỉ điện tử. Trong nhiều trường hợp, như bây giờ đã làm rõ, sự
hợp tác này vi phạm luật pháp Đức. Tổng thống Pháp Francois
Hollande sau đó cũng biết những cuộc điện đàm của ông cũng như
những người tiền nhiệm ông và thành viên chính phủ Pháp đã bị nghe
lén không chỉ trong thời gian các cuộc gặp cấp cao, mà là thường
xuyên. Những thiết bị nghe lén cũng đã được cài đặt ương các cơ sở
của Liên minh châu Âu ở Brussels (245). Sự vạch trần này, hiển nhiên,
không thể không làm Tổng thống Hoa Kỳ tức giận.