Một tuần sau, khi Putin đưa ra quyết định cho Edward Snowden
cư trú chính trị, Barack Obama đã hủy bỏ cuộc gặp dự kiến diễn ra
vào tháng 9-2013 với ông. Trong suốt thời gian kể từ khi Liên Xô tan
rã, không một tổng thống nào hủy bỏ cuộc gặp song phương cấp cao
kiểu này. Ông giải thích sự khước từ có tính xúc phạm này rằng, trong
tình hình hiện tại, không có bao nhiêu đề tài hiệu quả có thể thảo luận.
Đồng thời, Obama trấn an rằng ông ta sẽ đến Saint Petersburg dự Hội
nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 9 (246). Ở gian Phương Đông, căn
phòng trên tầng hai của Nhà Trắng được thiết kế dành cho những cuộc
gặp các đại biểu, dưới chân dung George Washington, Obama tuyên
bố, đúng ra ông không có vấn đề gì trong quan hệ với Putin. Quan hệ
của ông hoàn toàn không đến nỗi xấu để một lần nữa hào phóng châm
dầu vào lửa: “Tôi kêu gọi ngài Putin nghĩ nhiều hơn tới những phạm
trù tương lai, chứ không phải quá khứ. Tôi không biết thành công
được bao nhiêu”. Với Dimitry Medvedev, Obama nhận xét, không có
những vấn đề như thế và đã đạt được nhiều kết quả tích cực. “Đôi khi
người Nga quay suy nghĩ của mình ngược về thời chiến tranh lạnh”,
Obama lại buông thêm lời châm chọc trước khi gọi đúng nguyên nhân
thật sự lời khước từ của mình: ông ta thất vọng vì quyết định không
dẫn độ Edward Snowden về Mỹ của Nga (247).
Vladimir Putin hiểu phát biểu này đúng như dự định của nó: như
một phản ứng trả đũa và một cái tát công khai. Vụ việc của Snowden
đã gây thiệt hại cho sự tự trọng của Hoa Kỳ vốn được xem như một kẻ
quyền uy đạo đức. Đáp lại, Tổng thống Nga lệnh cho Cố vấn Đối
ngoại của mình là Yuri Ushakov đưa ra tuyên bố ngắn gọn rằng, rõ
ràng, Hoa Kỳ chưa sẵn sàng để xây dựng quan hệ đối tác bình đẳng
(248).
Putin hiểu: Barack Obama không thể giải quyết cuộc xung đột
Trung Đông mà không có Nga. Việc Hoa Kỳ với yêu sách vị thế thủ
lĩnh thế giới và bằng tiềm năng quân sự của mình đòi một vị thế đặc