toàn của chúng”, tháng 12-2013, Gunter Verheugen đã phê bình như
thế về nỗ lực của chính quyền liên bang đạo đức hóa và bằng các
phương tiện chính trị bóp méo sự kiện. Thái độ của vị ủy viên EU về
các vấn đề doanh nghiệp và công nghiệp này với Thủ tướng được hình
thành sau nhiều năm giao tiếp cá nhân. Người đàn bà - chính khách
với bím tóc tết thành vương miện đã phá hủy hết mọi hy vọng của
Verheugen gắn với “Cách mạng Cam”. Đánh giá của ông rõ ràng:
“Quy mô tham nhũng và quản lý sai phạm ở Ukraine sau khi bà
Tymoshenko lên nắm quyền còn trở nên nghiêm trọng hơn” (280).
Vladimir Putin cũng không quên Ukraine, ông cân nhắc tình
hình, vài lần gặp Yanukovich, đến Brussels và nhấn mạnh: “Dĩ nhiên,
chúng tôi đã phản ứng. Cuối cùng thì Ukraine là một thành viên của
khu vực mậu dịch tự do với Nga và có những đặc quyền về thuế. Vì
thế, chúng tôi quyết định hủy bỏ những quy tắc điều tiết thương mại
với Ukraine. Trong vòng 17 năm, chúng tôi đã tính đến những quy tắc
này khi đấu tranh cho việc được kết nạp vào WTO. Giờ đây, chúng tôi
là thành viên WTO, và Ukraine sẽ bị loại khỏi hiệp hội của chúng tôi”.
Tháng 2-2013, Chủ tịch ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso
tuyên bố không khoan nhượng: “Không một đất nước nào có thể cùng
lúc là thành viên Liên minh Hải quan và của khu vực mậu dịch tự do
rộng lớn của EU” (281). Những năm qua, Tổng thống Nga và ông
Barroso đã nhiều lần tranh cãi gay gắt. Với Putin, cựu Thủ tướng Bồ
Đào Nha là lính của “chiến tranh lạnh”, người không bỏ qua cơ hội
chống Nga nào trong EU.
Trong một công văn bí mật ngày 26-2-2009, Đại sứ quán Hoa Kỳ
ở Moskva đã thông báo với Bộ Ngoại giao ở Washington rằng, trong
cuộc gặp giữa Putin với Barroso diễn ra vài ngày trước, các bên đã lời
qua tiếng lại gay gắt. Putin “thấy trong vị ủy viên EU, con ngựa thành
Troy của các quốc gia thành viên mới của liên minh (...)”. Nhận xét
châm chọc của Putin, ràng các định chế nhất định không nên cản trở
sự phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa EU với Nga, đã bị tiếp nhận