Quả cầu thử nghiệm đầu tiên đã được thả: các thành viên cuộc
thương lượng được tuyển chọn từ tầng thứ hai. Những người ký tên là
đại diện đặc biệt của OSCE Heidi Tagliavini, cựu Tổng thống Ukraine
Leonid Kuchma, Đại sứ Nga tại Ukraine Mikhail Zurabov, cũng như
các đại diện phe ly khai là Aleksander Zakharchenko và Igor
Plotnitsky. Không một chính khách thuộc thành phần thứ nhất nào
dám mạo hiểm mất mặt. Những vết thương còn quá mới do cuộc đảo
chính bằng bạo lực gây ra mới nửa năm trước.
Trong những tháng gần đây, tin tức từ Ukraine ngày càng u ám.
Không thể đề cập đến việc thực hiện triệt để thỏa thuận. Những người
ly khai đã thành công trong việc mở rộng lãnh thổ của mình, phương
Tây gia tăng cấm vận, còn từ Hoa Kỳ vang lên những tiếng thét chói
tai.
Tổng thống Obama than vãn một thực tế rằng những kẻ ly khai
nhận được “sự hỗ trợ thường trực từ Nga, kể cả kỹ thuật, tiền, các chỉ
huy và quân đội” (334). Tương tự, một lời kêu gọi chung của ba trung
tâm đầu não đất nước - Hội đồng Đại Tây Dương, Viện Brookings và
Hội đồng quan hệ đối ngoại (CFR)
cũng được đưa ra, cuối cùng thì
yêu cầu là nên bắt đầu cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine. Logic
của các chuyên gia từng là cựu chính khách và chuyên viên trong vấn
đề an ninh, giới quân sự, các đại sứ Hoa Kỳ ở các nước NATO - thì
đơn giản: phải dùng bạo lực để ép Nga tiếp tục nhượng bộ phương
Tây. “Việc tăng cường vũ trang cho quân đội Ukraine sẽ cho phép - và
đây là điểm chính - giết nhiều hơn những kẻ nổi loạn và binh lính Nga.
Điều đó sẽ làm cho bối cảnh chính trị ở nước Nga xấu đi đáng kể và
khiến Tổng thống Nga phải ngồi vào bàn thương lượng”, Fiona Hill và
Clifford Gaddy của Viện Brookings dẫn lời các đồng nghiệp của họ
trên báo Washington Post, chỉ trích gay gắt đề nghị này. Theo họ,
phương pháp này không là gì khác hơn công thức leo thang căng
thẳng, cả hai là những chuyên gia được nhìn nhận trong lĩnh vực này,
và cuốn sách của họ Ngài Putin: Điệp viên ở điện Kremlin là một