nghiên cứu giáo khoa về chính trị Nga những năm qua. “Nếu chúng ta
làm theo lời khuyên này, thì không chỉ Ukraine rơi vào cơn lốc xoáy
xung đột quân sự với nước Nga”. Trong trò chơi này, Berlin sẽ không
tham gia. Và Tổng thống Nga cũng vậy. “Putin trong trường hợp này
sẽ giả định rằng bất cứ một thỏa hiệp nào tiếp theo chỉ càng khiến
phương Tây gia tăng khiêu khích” (335).
Angela Merkel và Francois Hollande đồng ý rằng, vì tình hình
căng thẳng nên cần thông qua một nỗ lực mới để nối lại đàm phán. Vì
lý do này, cả hai tới Moskva và thảo luận với Vladimir Putin về những
khả năng giải quyết cuộc xung đột đang đi vào ngõ cụt. Sau đó, tại
Minsk sẽ phải diễn ra cuộc gặp tiếp theo. Lần này là ở cấp cao. Ngoài
bộ đôi ở châu Âu, cuộc gặp lần đầu tiên sẽ có sự tham gia của các
Tổng thống Nga và Ukraine. “Chỉ không có những người ly khai”,
Poroshenko đề nghị như thế, từ chối xem những người này như các
nhà đàm phán bình đẳng, nhằm không tạo cho ở nhà cảm giác rằng
ông ta có thể hài lòng với “status - quo”.
Tại Hội nghị Munich về an ninh đầu tháng 2-2015, lần đầu tiên,
những cách tiếp cận khác biệt của Đức và Hoa Kỳ công khai đụng độ
nhau. Và xin thưa, không phải tình cờ, khi ngay trước hội nghị trên,
báo chí Hoa Kỳ đã bùng nổ một tin chấn động, bắt đầu bằng một báo
cáo đáng ngờ về việc tại sao Putin không bao giờ nhượng bộ. Putin là
người tự kỷ, ông ta bị một khiếm khuyết thần kinh bị tổn thương bởi
hội chứng Asperger, như một chẩn đoán khẳng định. “Rối loạn phổ tự
kỷ ảnh hưởng tới việc thông qua bất cứ quyết định nào của ông ta”, tờ
USA Today dẫn nguồn một hồ sơ mật, “bởi sự phát triển hệ thống thần
kinh của ông ta đã bị phá hủy nghiêm trọng từ thuở nhỏ” (336). Các
tác giả của nghiên cứu tiến hành vào năm 2008 theo đơn đặt hàng của
Lầu Năm Góc, thành thật nói luôn rằng họ không có điều kiện quét
não ông ta. Và vì không có khả năng này nên tiếc thay, họ chỉ có thể tự