đáp ứng bằng những hình ảnh bình thường của Tổng thống Nga trên
màn ảnh ti vi.
Trước hội nghị, ở tầng 7 của Khách sạn Munich Bayerischer Hof,
Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Victoria Nuland chỉ đạo các nhà ngoại
giao Hoa Kỳ, Thượng nghị sĩ và các vị tướng về việc đoàn đại biểu
Hoa Kỳ nên cư xử thế nào để gây sức ép kha khá lên người Đức. Bà
Nuland chẳng chờ đợi điều gì thiết thực từ chuyến đi của bà Merkel
tới Putin, gọi nó không là gì ngoài “cơn ngông Moskva của Merkel”.
Tờ Bild-Zeitung đã viết tổng quan hơn về hướng dẫn này trong bài báo
“Các chính khách Hoa Kỳ thật sự nghĩ gì về người Đức trong lát cắt
khủng hoảng Ukraine?”. Những kẻ độc tài, như Putin, “bạn không thể
buộc ông ta từ bỏ đường lối tàn bạo của mình, nếu bay tới Moskva gặp
ông ta”, John McCain chỉ trích lập trường dường như mềm mỏng của
Thủ tướng Liên bang. Những người khác thì không hài lòng với Bộ
trưởng Quốc phòng Ursula von der Leyen, “người Đức chủ bại”.
Nuland kêu gọi các chính khách Hoa Kỳ đấu tranh thành một mặt trận
thống nhất. “Chúng ta có thể tranh đấu với người châu Âu, chiến đấu
với họ bằng việc sử dụng thuật hùng biện”. Và để thể hiện điều đó,
cần phải vũ trang cho quân đội Hoa Kỳ những lời khuyên giá trị và
những thủ thuật ma mãnh trong việc áp dụng vũ khí ngôn từ. “Tôi
muốn yêu cầu các bạn sử dụng cụm từ ‘hệ thống phòng thủ’ mà chúng
ta sẽ cung ứng trong cuộc đấu tranh với những hệ thống tấn công của
Putin”, tờ Bild dẫn lời một trong những khuyến nghị ngôn ngữ - chiến
lược của bà Nuland (337).
Sự công kích của nhà truyền giáo Washington đã giúp Angela
Merkel có thêm kinh nghiệm mới. Và một ngày sau cuộc gặp Vladimir
Putin, trên bục diễn thuyết trong gian phòng hội nghị chật cứng, bà nói
với người Mỹ những lời rất rõ ràng sau: “Vấn đề là ở chỗ, tôi không
thể tưởng tượng ra tình huống, trong đó các vũ khí được cải tiến của
quân đội Ukraine sẽ tạo cho Tổng thống Putin ấn tượng, khiến ông tin