được lợi ích của người đối thoại, đừng nói về việc thừa nhận chúng.
Với Thủ tướng Đức, “Putin đang sống trong một thế giới khác”, như
lời bà đã nói với Barack Obama trong một cuộc trao đổi mật nào đó.
Bà lưu ý là mình không tin lắm việc Putin vẫn giữ liên hệ với hiện
thực. Và ngay sáng hôm sau, bà Thủ tướng đã có thể tìm thấy phát
biểu này của mình trên tờ New York Times (22). Ý thức được việc “thế
giới khác” ấy còn liên can cả tới chúng ta, chỉ có thể có được nhờ kết
quả của việc học hỏi khó khăn. Và việc học hỏi này không chỉ cần cho
Văn phòng Phủ Thủ tướng Liên bang.
Bên cạnh một niềm tin không lay chuyển đối với Hoa Kỳ, bà
Merkel còn thể hiện việc thiếu tinh tế khi không biết mình nên và
không nên hành động như thế nào trong một thời điểm cụ thể, cũng
như không quan tâm đến lịch sử của người khác. Tất cả những điều đó
không ít lần dẫn đến những tình huống phức tạp mà sau đó rất khó
thoát ra. Cultural Intelligence
là một quan điểm đối ngoại mới của
Cộng hòa Liên bang Đức, ý nói đến kinh nghiệm của đất nước mà Đức
xây dựng quan hệ. Nhưng trong giao tiếp với Moskva, ít khi cảm nhận
được điều đó.
Có lần đã xảy ra chuyện, chẳng hạn, vào tháng 6-2013 ở Saint
Petersburg. Một cuộc gặp thường nhật. Đoàn đại biểu các doanh nhân
hàng đầu của Đức và bà Angela Merkel muốn nói chuyện với Nga về
các kế hoạch cụ thể trong khuôn khổ “Đối tác cho việc hiện đại hóa” -
tên gọi dự án hợp tác kinh tế giữa hai nước. Buổi tối, Vladimir Putin
và Thủ tướng Đức, như để đưa ra một tín hiệu chung của thiện ý, sẽ
đồng khai mạc triển lãm ở Hermitage. Chủ đề triển lãm đòi hỏi sự tinh
tế lớn, nói về “nghệ thuật của các chiến lợi phẩm”. Hermitage, với sự
hỗ trợ của các chuyên gia Đức và Nga, đã chuẩn bị cho việc trưng bày
công khai kho báu ở Eberswalde mà vào cuối cuộc chiến tranh ở Đức,
những người lính Xô viết đã mang về Liên Xô. Bà Angela Merkel
muốn phát biểu nhân dịp này, Văn phòng Thủ tướng Liên bang cho