biết. Ý tưởng chính của bài phát biểu: kho báu phải được trả về nơi
trước đây nó từng thuộc về, tức nước Đức. Cuộc tranh cãi về việc này
đã diễn ra từ lâu. Quan điểm của Nga là số vàng này đã được trả giá
bằng hàng triệu sinh mạng người Nga, Berlin biết nhưng không công
nhận.
Những khác biệt như thế là nguyên liệu dồi dào cho trò chơi hai
chiều giữa các chính trị gia và nhà báo, những người đang muốn làm
nóng lên đề tài này. Ở Berlin, buổi sáng trước chuyến bay, Thư ký báo
chí thông tin cho báo giới về sự bất đồng đáng kể giữa điện Kremlin
và Văn phòng Thủ tướng. Người Nga không muốn bà Merkel phát
biểu, nhưng Thủ tướng Đức không cho phép ai cản trở mình. Vụ bê
bối bùng nổ. “Nghệ thuật chiến lợi phẩm ở Saint Petersburg: Merkel
phá hỏng buổi đồng khai mạc triển lãm với Putin”, vài giờ sau, tờ
Spiegel online viết (23). Báo Die Weltchạy dòng tít: “Merkel phá vỡ
cuộc gặp với Putin” (24). Các phương tiện truyền thông khác cũng
phản ứng theo tinh thần đó.
Kết quả, cuộc xung đột giả tạo giữa tự do phát biểu và hành vi
độc tài theo tinh thần Putin đã tạo ra cơn chấn động trong ngay. Tuy
nhiên, cuộc gặp không bị hủy. Trong chiều ngày 21-6-2013, ở Saint
Petersburg, Vladimir Putin đã bàn thảo mật với Angela Merkel. Ông
nhắc bà về việc, cuộc triển lãm sẽ phải mở cửa vào hôm sau cho khách
tham quan.
Đối với nước Nga, đó là ngày rất đặc biệt. Vào ngày 22 tháng 6
năm 1941, Đức tấn công Liên Xô. Khi đó, Đại sứ Đức ở Moskva, Bá
tước Von Schulenburg đã gọi cho Ngoại trưởng Liên Xô vào sáng
sớm, dựng ông ta dậy, thông báo cuộc tấn công có mật mã “Kế hoạch
Barbarossa” đã nổ ra. Có thể Cố vấn Phủ Thủ tướng Liên bang Đức
không nhớ về sự kiện này, nhưng đối với một chuyên gia đối ngoại
như Christoph Heusgen, quên lãng là điều ít có khả năng xảy ra. Đối
với Tổng thống Nga, những lời về việc kho báu phải được trả lại Đức