“Đối với bà, Hoa Kỳ là hiện thân của tự do, bởi cuối cùng thì bà
chịu ơn sự kiên cường của đất nước này vì tự do của chính mình”,
Stefan Kornelius, người viết tiểu sử cho bà, lãnh đạo bộ phận đối
ngoại của tờ Süddeutsche Zeitung (cũng nổi tiếng là người ủng hộ các
quan hệ chặt chẽ với Hoa Kỳ) viết trong cuốn sách Angela Merkel -
Thủ tướng và thế giới của bà. Thực tế, các bình luận của Komelius
trùng hợp với quan điểm của chính Thủ tướng, ông dẫn ra phát biểu
của bà Merkel: “Chúng ta, người châu Âu, được liên kết bởi một cơ sở
những giá trị chung. Đó là sự hiểu biết chung về tự do và trách
nhiệm”. Nước Đức không có quyền tiến hành một chính sách mâu
thuẫn với lợi ích Hoa Kỳ. Komelius đã giải thích như thế về nguyên
tắc quan trọng nhất của Thủ tướng (21).
Đó là di sản chung của Đức, tìm thấy biểu hiện đặc thù trong cá
nhân bà Angela Merkel. Thí dụ, ưu tiên của Thủ tướng là Đông Âu, và
bà đang nỗ lực để góp phần chữa lành những vết thương do Thế chiến
thứ hai gây ra, khiến tạo nên một số vấn đề nhất định. Mong ước của
bà Merkel là đại diện cho Ba Lan và các nước Baltic trong việc giải
quyết xung đột lịch sử của họ với Nga, có thể không có hiệu quả trong
lĩnh vục chính trị. Những vết thương chỉ có thể chữa lành trong khuôn
khổ ý thức riêng của từng dân tộc thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với
các nạn nhân chứ không thể qua trung gian đại diện quyền lợi cho
những người bị nạn. Bên cạnh đó, những nỗ lực này còn tác động tiêu
cực lên quan hệ lâu dài của Đức với Nga. Cả ông Putin lẫn bà Merkel
đều yêu thích quyền lực và chiến thuật. Điều đó cũng gây khó khăn
cho việc giao tiếp của họ. Cả hai đều lo âu vì bên cạnh các tuyên bố
công khai, mỗi người đều có thể nhìn vào các quân bài của người khác
và bất ngờ nhận ra mình không có một chiến lược nào.
Không một chính khách phương Tây nào tiếp xúc với lãnh đạo
Kremlin qua điện thoại thường xuyên hơn bà Angela Merkel. Thế
nhưng, khi bà nhấc máy, điều đó tuyệt nhiên không có nghĩa bà biết