Nhiều người, sau sự tan rã của Liên Xô một thời từng là cường
quốc thế giới, đã cảm thấy mình là công dân hạng hai. Vẫn như trước,
một bộ phận đáng kể dân chúng mơ về một nhà nước Nga dân chủ
không cần sự giúp đỡ của kẻ khác và những lời khuyên tốt đẹp từ bên
ngoài, và không quan trọng việc nền dân chủ đó chính xác phải trông
như thế nào. Mong muốn an ninh là rất lớn, và sự toàn vẹn lãnh thổ là
ưu tiên tuyệt đối. Đồng thời, nỗi sợ trước các yếu tố ngoại lai và Hồi
giáo không ngừng gia tăng. Những dữ liệu này đã xây dựng nên một
công thức mà dựa vào đó, Vladimir Putin và giới tinh hoa chính trị
Nga kiên tạo nên các chính sách của mình (19). Kết quả của các
nghiên cứu có thể làm ai đó thích hay không thích, nhưng nhất thiết
phải quan tâm tới chúng.
Những ai (không hiếm khi là bà Angela Merkel) rao giảng về sự
mực thước chính trị thay cho việc phân tích ai có những lợi ích nào, đã
mất đi cơ hội theo đuổi một chính sách thực tiễn để đạt được sự thỏa
hiệp, và trong trường hợp tốt nhất là đưa ra được danh sách những
điều mong muốn để tự thực hiện. Trong một số trường hợp, cách tiếp
cận này có thể rất thành công, nhưng như một quan điểm chính trị cho
một triển vọng dài hạn, nó tỏ ra kém tác dụng. Và như một nguyên tắc
của nghề báo cũng thế. Bởi không một đất nước nào và không một
nguyên thủ quốc gia nào mà không được báo chí đánh giá liên quan
tới mức độ tự thể hiện của họ.
Việc một viên chức cũ của Liên đoàn Thanh niên Tự do Đức
(FDJ) từ Đông Đức và một cựu điệp viên mật Nga, người từng 5 năm
ở Dresden, giờ ngồi đàm phán về hòa bình ở châu Âu - đơn giản là
một sự trớ trêu của lịch sử. Việc mỗi người trong số họ đều nói được
ngôn ngữ của người đối thoại - là một sự trùng hợp nữa. Tuy nhiên,
điều đó không làm mọi việc dễ dàng hơn. Những chuyện kể của bà
Angela Merkel về kinh nghiệm sống ở Đông Đức và việc tiếp xúc với
các lực lượng chiếm đóng Nga bị bó hẹp ở giai đoạn đầu sự nghiệp
chính trị của bà bởi câu chuyện các nhân viên quân sự Nga đã từng