cũng làm ông tổn thương không kém. Thời gian gần đây, ông luôn tìm
hiểu một cách chi tiết, không một phút ngưng nghỉ, giữa những bữa ăn
qua quít
, việc cảnh quan quân sự ở châu Âu đã thay đổi thế nào
không đếm xỉa tới quan hệ với Nga. Nếu với Hiệp ước Warsawa, liên
minh quân sự xô viết chấm dứt sự tồn tại của mình cùng với sự tan rã
của Liên bang Xô viết thì NATO ngược lại, đã nhanh chóng mở rộng.
Năm 1999, đầu tiên là Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungary gia nhập Liên
minh Bắc Đại Tây Dương. Sau đó, năm 2004, kết hợp với họ là các
nước Baltic, rồi Rumania và Slovakia. Cuối cùng, năm 2008, là
Croatia và Albania. “Bất chấp việc khi thống nhất nước Đức, họ đã
hứa với chúng tôi là sẽ không mở rộng NATO”.
Các cuộc tranh cãi dữ dội về những lời hứa này đã diễn ra vài
năm qua. Đây là vấn đề then chốt cho cuộc xung đột mới giữa Đông
và Tây. Đúng là việc này không có một thỏa thuận bằng văn bản nào,
cũng như chính xác là tất cả những điều này đã được bàn bạc chi tiết.
Trong ghi chép của Bộ Ngoại giao Đức về cuộc thảo luận của Ngoại
trưởng Đức Hans - Dietrich Genscher với đồng cấp Nga Eduard
Shervardnadze ngày 10-2-1990 có ghi như sau: [Ngoại trưởng Liên
bang Đức]: “Chúng tôi nhận thức được rằng việc một nước Đức thống
nhất thuộc về khối NATO sẽ đặt ra nhiều vấn đề phức tạp. Tuy vậy,
đối với chúng tôi, rõ ràng là NATO sẽ không mở rộng về phía đông”
(27).
Cũng như không có tranh cãi gì về việc người Mỹ, ít nhất vào lúc
đó cũng chia sẻ quan điểm này. “NATO sẽ không mở rộng phạm vi
ảnh hưởng của mình về hướng đông thêm một inch nào”, Ngoại
trưởng Mỹ James Baker đã tuyên bố ở gian Catherine trong điện
Kremlin vào ngày 9-2-1990 (28).
“Và tất cả họ còn bảo chúng tôi là điều đó không được ghi lại
trong bất cứ thỏa thuận quốc tế nào - lỗi của ban lãnh đạo Xô viết khi
đó”, Vladimir Putin nói, quy trách nhiệm vì lỗi lầm để lại những hậu