tranh luận sôi nổi nhất trong suốt thời gian tồn tại Cộng hòa Liên bang
Đức. Từ dạo đó, cách thoái thác theo công thức này của các chính
khách đã không còn hiệu nghiệm. Mưu đồ đổ vấy tối đa cho người
khác tội gây leo thang căng thẳng đã cũ rích, giống như nghề chính
khách.
Dĩ nhiên, cuộc khủng hoảng hiện nay khác so với 100 năm trước.
Thế nhưng, nước Đức những năm gần đây không bao giờ là một nhà
trung gian vô tư giữa Tây và Đông, nó luôn ở về một phía trong xung
đột giữa Moskva và Ukraine. Nỗ lực dịch chuyển biên giới NATO và
EU tới Crimea mặc cho có nhiều phản đối của Moskva là một sai lầm,
nhưng Angela Merkel đã xúc tiến quyết định này và cuối cùng chuẩn
thuận. Trong khi đó, ở đây không chỉ nói về việc đánh giá đạo đức
chính sách của bà mà còn là câu hỏi cơ bản: các chính khách sẽ trả cái
giá nào cho việc hiện thực hóa những ý tưởng của mình, bất chấp xung
đột Ukraine có phải là cuộc đấu tranh giữa hai hệ thống xã hội, là sự
đối đầu chính trị, hay là cái này lẫn cái kia.
Vladimir Putin đã nhiều lần cảnh báo. Trong phát biểu ở Nghị
viện Đức năm 2001, giữa cuộc họp báo về an ninh ở Munich năm
2007 - và tư tưởng chủ đạo trong các phàn nàn của ông chỉ có một:
thiếu niềm tin. Nước Nga cần được xem như một đấu thủ bình đẳng
sau khi Liên Xô sụp đố, cần cùng nhau thảo ra luật chơi và tuân thủ
chúng.
Trong phát biểu đầu tiên và đến nay là cuối cùng trước các nghị
sĩ trong tòa nhà Quốc hội Berlin, tân Tổng thống Nga, người đến lúc
đó mới tại chức được một năm, đã mô tả không quá theo kiểu ngoại
giao vấn đề nảy sinh trong quan hệ của mình với các đối tác phương
Tây, với quan hệ đối tác được đề nghị cùng NATO: “Hiện giờ, các
quyết định được thông qua nói chung là không có chúng tôi, rồi sau đó
người ta đề nghị chúng tôi xác nhận. Họ nói không có nước Nga
chúng tôi không thể thực hiện được. Chúng tôi buộc phải đặt câu hỏi,
điều đó có bình thường không, quan hệ đối tác đó có thật sự không?”;