không phải là lỗi của họ - giọng điệu cơ bản những phát biểu của họ là
như thế. Họ muốn tốt hơn cơ...
“Không ai có thể lường trước vì sao chúng ta lại trượt một cách
nhanh chóng đến thế vào cuộc khủng hoảng nặng nề nhất sau chiến
tranh lạnh”, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier phát biểu vào
tháng 4-2014 khi xin lỗi vì sự thất bại của ngoại giao Đức (37). Những
cụm từ kinh điển của chính khách Đức thường vang lên như thế, mà
về sau chúng sẽ đi vào sách giáo khoa lịch sử. Những phát biểu thế
này khẳng định sự bất lực của họ trước sự phát triển không thương xót
của tình hình chính trị. Thủ tướng Đức cũng thích dùng những lời tầm
thường tương tự, khi nói về logic tàn nhẫn của sự tất yếu chính trị, thật
không may, mặc cho tất cả các nỗ lực, đã không tránh khỏi. “Không có
lựa chọn khác cho việc này”, cụm từ giống như thế của Thủ tướng
Angela Merkel. Bà luôn nói vậy khi đưa ra quyết định cứng rắn để
thúc ép lập trường của mình. Cứ như bỗng dưng một ngày xung đột
xuất hiện, tưởng như sau hai Thế chiến, nhiệm vụ chính và có tính
nguyên tắc của các chính khách không phải là cố tránh sớm hơn cuộc
đối đầu quy mô như thế.
Một trăm năm sau khi bùng nổ Thế chiến thứ nhất, cái cớ “không
còn làm gì được nữa” cũngchẳng trở nên tốt hơn chút nào. Cái cớ đó
vẫn luôn sai trái. Các chính khách, theo loại hoạt động của họ, luôn tự
động tham gia tích cực vào việc tạo ra xung đột. “Nếu xảy ra xung đột
lớn”, Thủ tướng Quốc xã Moritz August von Bethmann Hollweg gởi
điện tín cho Đại sứ Đức ở Vienna trước lúc bắt đầu cuộc Chiến tranh
vĩ đại, “khi đó cần làm sao cho nước Nga bị nhìn nhận là kẻ xâm
lược” (38). Đế chế Đức buộc Habsburg phải chống lại Serbia vì biết rõ
rằng Nga sẽ can thiệp vào cuộc chiến. Năm 1961, nhà sử học
Hamburg Fritz Fischer trong cuốn sách Đường dẫn đến sự thống trị
thế giới đã bóc trần huyền thoại từng lan truyền rằng nước Đức chẳng
hề có ý định xấu xa nào khi phải tham gia vào Thế chiến thứ nhất
ngược lại ý muốn của mình. Bằng cách đó, ông đã gây ra những cuộc