gia của chúng ta”, lời mời hợp tác đã vang lên như thế, nhắm đến các
nhóm đối lập ở các nước khác (81).
Từ đó đến nay, nhân danh dân chủ, NED đang làm việc trong hơn
90 quốc gia, thành lập những tổ chức phi thương mại và điều phối hoạt
động những quỹ quốc gia hay tư nhân khác. Một trong những nhà sáng
lập NED, Giáo sư Allen Weinstein của Đại học Georgetown đã mô tả
chính xác và ngắn gọn hơn mục tiêu của tổ chức trong trả lời phỏng
vấn tờ Washington Post năm 1991: “Nhiều thứ hiện giờ chúng ta đang
làm, 25 năm trước chỉ có thể làm trong vòng bí mật, bằng bàn tay
CIA” (82).
Phần đóng góp của Đức trong việc cải thiện thế giới được tổ chức
ít chặt chẽ hơn. Nó tập trung chủ yếu vào những lời kêu gọi công khai
theo nguyên tắc: “Là người Đức - có nghĩa là làm việc vì chính công
việc”. Năm 2012, Quốc hội Đức đã trao cho Nga một nhận xét trung
gian dưới hình thức nghị quyết. Đầu tiên, nó nhấn mạnh nước Nga là
“đối tác trung tâm của Đức và châu Âu” (83), và trong quan hệ của
chúng tôi với đất nước này, đang tồn tại một mối lưu tâm lớn trong
quan hệ đối tác tổng hợp cho hiện đại hóa. Thế nhưng, 2/3 văn bản lại
dành cho các khuyết điểm khác nhau, cho các vi phạm nhân quyền hay
cho những biện pháp nhà nước được đưa ra chống lại phe đối lập.
“Với mối quan ngại đặc biệt, Quốc hội Đức lưu ý rằng ở nước Nga,
với sự lên nắm quyền của Tổng thống Vladimir Putin đã thông qua
những biện pháp luật pháp và lập pháp, nhìn chung là nhằm tăng
cường kiểm soát các công dân tích cực, gán cho những chỉ trích và
phản đối tích cực là hành động tội phạm và đối đầu với những người
phê bình chế độ”. Và việc xã hội Nga cự tuyệt quyền làm việc ở Nga
của “cơ quan Mỹ USAID” là “thêm một tín hiệu gây lo âu và mâu
thuẫn với tinh thần hợp tác giữa hai xã hội”.
Angela Merkel xem sự phê phán công khai của Putin như một
hình thức thao luyện chính trị. Chính bà, trong tư cách huấn luyện viên
sẽ hành động với sự hài lòng. Theo bà, sự phê bình này mang tính xây