báo trước với người đồng cấp Hoa Kỳ là Hillary Clinton về việc trong
những ngày tới, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ nhận được yêu cầu đóng
cửa Cơ quan Phát triển Quốc tế (USAID) ở Moskva (74). Ba ngày sau,
Đại sứ Hoa Kỳ Michael McFaul đã chuyển cùng với thông báo chính
thức về việc này cả ngày chính xác. Theo chỉ thị, các chi nhánh của
USAID phải đóng cửa trước ngày 1-10-2012, và các nhân viên Hoa
Kỳ có quy chế ngoại giao phải rời nơi làm việc. Trong nhiều năm,
Washington đã tích cực can thiệp vào chính sách đối nội Nga, sử dụng
hình thức đặc thù của việc hợp tác nhân đạo (75).
Quyết định của Putin đã kết thúc hoạt động của cơ quan nhà nước
Hoa Kỳ ở Nga, vốn được xem là một tổ chức khá hiệu quả trong việc
xúc tiến lợi ích Mỹ (76). Nó được chính phủ Hoa Kỳ thành lập năm
1961 để “ủng hộ dân chủ toàn thế giới, nhân quyền, bảo vệ sức khỏe
cộng đồng”. USAID làm việc ở hơn 100 nước trên thế giới và trong
quá khứ, đã cộng tác tích cực với tình báo Mỹ (77). Có thể nguyên
nhân của quyết định khá cứng rắn này như tờ New York Times giả
định, là “lịch sử hoạt động của cơ quan phát triển này trong thời chiến
tranh lạnh, khi tình báo đối ngoại Mỹ làm việc dưới vỏ bọc của nó.
Câu chuyện này còn tuổi mới trong ký ức của các đại diện nước ngoài,
nhiều người trong số họ vẫn không thể hoàn toàn thoát khỏi cảm giác
mất lòng tin” (78).
Từ năm 1992, cơ quan Hoa Kỳ về phát triển đã bỏ vào các dự án
của Nga 2,7 tỉ đô la. Tuy vậy, những năm gần đây, số tiền hầu như
không được chi cho hoạt động bảo vệ sức khỏe cộng đồng mà phần
lớn đã được rót cho hơn 50 các tổ chức phi lợi nhuận chuyên “ủng hộ
dân chủ, nhân quyền, xã hội dân sự ổn định” - như Victoria Nuland
của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thừa nhận tại cuộc họp báo về tình hình
USAID ngày 18-9-2012 (79). Công việc sẽ được tiếp tục, nhưng bằng
các phương thức khác. “Về thực thể, USAID không còn hiện diện ở
Nga nữa, nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục ủng hộ phát triển dân chủ ở Nga,
nhân quyền và xã hội dân sự ổn định”. Sau đó, Ngoại trưởnng Hoa Kỳ