Vấn đề về vai trò các tổ chức nhân đạo ở nước ngoài tại Nga
không mới. Hoạt động của phương Tây đôi khi nhắc tới hoạt động
truyền giáo của nhà thờ Công giáo ở châu Phi thế kỷ trước. Các tổ
chức nhân đạo chỉ làm toàn những việc tốt. Họ quan tâm tới trẻ em
khuyết tật chiến đấu chống AIDS và bảo vệ thiên nhiên. Họ làm việc
nhân danh Chúa. Cùng với đó, họ giải thích các nguyên tắc của kinh tế
thị trường, đấu tranh cho tự do báo chí và mềm mỏng tạo điều kiện
cho việc nền dân chủ được lãnh đạo của Putin chuyển thành xã hội dân
sự theo kiểu mẫu phương Tây. Phương Tây xem đó như một kế hoạch
phổ quát đang được thực hiện cả ở những nơi khác trên thế giới. Hàng
tỉ đô la đã được đổ vào cuộc đấu tranh này.
Trong nhiều năm, Hoa Kỳ đã tài trợ chiến lược cho việc thành lập
các tổ chức phi lợi nhuận ở Nga, những tổ chức kiểu như “Tiếng nói” -
trong các cuộc bầu cử năm 2011 và 2012 đã đưa hàng nghìn quan sát
viên và thông báo vẻ những bất thường, vi phạm trong việc tiến hành
bầu cử. “Tiếng nói” không đơn độc. Hàng trăm tổ chức phi lợi nhuận
khác đã tổ chức đào tạo, hội thảo về đề tài phản kháng dân sự và
những kỹ thuật truyền thông đối trọng cho phe đối lập (71).
Washington cũng ủng hộ các đơn kiện chống lại những vi phạm cụ thể
hay giả định. Vì các lý do đó, mùa hè năm 2012, Chính phủ Nga đã
khởi xướng dự luật về việc đăng ký các tổ chức nhân đạo nhận tài trợ
từ hải ngoại.
Tổ chức bảo vệ nhân quyền nổi tiếng và đáng kể nhất ở Nga là
“Memorial” cũng rơi vào đạo luật này, vì phần tài trợ chủ yếu họ nhận
được từ nước ngoài, chẳng hạn như từ Quỹ Heinrich Boll hay Quỹ của
tỉ phú Mỹ George Soros. Tổ chức này được thành lập năm 1989 bởi
Andrey Sakharov - người bất đồng chính kiến từng đoạt Nobel Hòa
bình, để tưởng nhớ các nạn nhân của chế độ Xô viết và nghiên cứu tội
ác của nền độc tài Xô viết. Từ đó, trong khuôn khổ tổ chức này, các
nhóm phái khác nhau đã tập hợp, chuyên hoạt động bảo vệ nhân
quyền. Vì thế, Bộ Tư pháp ngay lập tức thông qua nỗ lực dẹp bỏ tổ