chức này, thế nhưng lại thua kiện tại tòa án Hiến pháp. Còn hiện nay,
“Memorial” vẫn đang cố quyên góp thêm ở Nga.
Cho đến nay, Vladimir Putin vẫn thường lặp lại quan điểm ủng
hộ những hạn chế này của mình. Ông ứng dụng những quy luật mà ở
nhiều khu vực khác trên thế giới là thực tiễn thông thường. Những
hoạt động cứng rắn này là hậu quả của việc can thiệp vào cuộc vận
động tranh cử quá khứ, còn làn sóng bất bình nổi lên liên quan từ đó -
chỉ là một trong những hình thức ứng dụng tiêu chuẩn kép bởi phương
Tây. Ông chỉ ra hình mẫu mà phiên bản Nga của đạo luật này nhắm
tới: “Ở Hoa Kỳ, một luật tương tự đã hoạt động từ năm 1938, và chính
quyền Washington chắc chắn hiểu vì sao”.
Đạo luật đăng ký các đại diện nước ngoài (FARA) ở Hoa Kỳ mà
Putin chỉ ra, đầu tiên đã được thông qua để ngăn chặn sự xâm nhập
của những nhà xã hội dân tộc (72). Tuy được đưa ra đã lâu, đạo luật
này vẫn tiếp tục có hiệu lực đến tận ngày nay và chống lại những “quỷ
kế chống Mỹ”, chống sự can thiệp của những cường quốc khác hoặc
giới tình báo. Trên trang của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, đạo luật này
được mô tả như sau: “Liên quan tới đạo luật đã nêu, bất kỳ cá nhân
hay tổ chức nào, là đại diện của một khách hàng nước ngoài, phải
đăng ký với Bộ Tư pháp và nêu tên khách hàng mà theo lệnh người
đó, đại diện này hoạt động”. Theo luật FARA, các “khách hàng nước
ngoài” là “những chính phủ, chính đảng và những cá nhân hay tổ chức
nằm ở Hoa Kỳ, đồng thời là bất cứ công ty nào hoạt động theo luật
nước khác” (73).
Hoa Kỳ cũng như Nga, chú trọng đến ý nghĩa kép của khái niệm
“agent”. Thông tin mà Bộ Ngoại giao Nga chuyển một cách không
chính thức cho Ngoại trưởng Hoa Kỳ trong cuộc gặp vào một buổi
sáng tháng 9-2012 trong hội nghị thượng đỉnh các nước thành viên
APEC ở Vladivostok - đó là một trong không nhiều những hỗ trợ thân
thiện của quan hệ căng thẳng này. Trong cuộc thương lượng về hợp tác
tương lai ở các không gian băng giá của vùng Cực, Sergey Lavrov đã