tuyên bố ai sẽ tiếp tục theo chân USAID. Đó là Viện Dân chủ Quốc
gia về các vấn đề Quốc tế (NDI), Viện Cộng hòa Quốc tế (IRI) và Quỹ
Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ (NED) (80). Điều này có nghĩa là cuộc đấu
tranh chính trị được tiếp tục bằng những phương tiện tương tự. Tên
gọi các tổ chức này cũng đã được biết. Trong nhiều thập niên, chúng
đã hoạt động theo đơn hàng của chính phủ Hoa Kỳ ở nước ngoài và
được tài trợ bởi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, cũng như USAID. Tất cả đều
đấu tranh cho việc truyền bá “những giá trị dân chủ và nhân quyền”
trên toàn thế giới. Ban điều hành của các tổ chức này gồm đa số là các
cựu nhân viên ngoại giao, chẳng hạn như Cựu Ngoại trưởng
Madeleine Albright, các cựu nhân viên quân sự như cựu lãnh đạo
NATO Wesley Clark hay các đại diện cơ quan tình báo như cựu lãnh
đạo CIA James Woolsey. Từ năm 1983, những nghi ngờ về tính hai
mặt trong các ý định của những tổ chức này đã không còn nữa, khi
trong cuộc gặp ở phòng số 450 tại trung tâm văn phòng cũ ở
Washington - một tòa nhà hành chính nằm cạnh Nhà Trắng - Tổng
thống Hoa Kỳ lúc đó Ronald Reagan thành lập Mặt trận Dân chủ
Quốc gia đã mô tả nhiệm vụ của cơ cấu này cho các thành viên của
Quốc hội: việc thành lập quỹ mới này mang đến hy vọng cho mọi
người dân trên thế giới. Quỹ là hiện thân của niềm tin Mỹ vào dân
chủ. Biên bản của Nhà Trắng đã ghi lại như thế với thời gian chính xác
và ngày tháng sáng kiến truyền thông xúc động của Ronald Reagan -
11 giờ 59 phút, ngày 16-12-1983. Điều đó cụ thể có ý nghĩa gì, cựu
diễn viên Hollywood cũng nói: “Điều đó có nghĩa, chúng ta sẽ gửi cho
việc thực hiện chương trình dài hạn này tất cả các phương tiện: những
nỗ lực tổ chức, hoạt động nội dung và tài trợ”. NED sẽ đề nghị các hội
thảo trong khuôn khổ những chương trình huấn luyện dân chủ. “Ở
nước ngoài, tổ chức sẽ hợp tác chặt chẽ với những ai muốn theo khóa
học dân chủ về phát triển, sẽ ủng hộ hoạt động của những ai hoạt động
trong các lĩnh vực cần thiết cho sự phát triển của các nhóm và các cơ
cấu này. Dĩ nhiên, phải tương ứng hoàn toàn với những lợi ích quốc