Q1 - ANH HÙNG LĨNH NAM - Trang 117

tiêu, tiếng hát của chàng thì thực hay. Một ngày kia chàng đánh cá trong
đêm trăng, thả đò giữa sông, thổi khúc tiêu vào với mây nước. Khúc tiêu
bay đến phòng Mỵ Nương, con quan thừa tướng. Nàng Mỵ Nương yêu
thương người nghệ sĩ, mà không thấy mặt. Rồi có thời, Trương Chi bị bệnh
không đánh cá đêm, tiếng tiêu không còn đưa tới lầu Mỵ Nương. Nàng
tưởng nhớ tiếng tiêu, tiếng hát mà thành bệnh. Các thầy thuốc đều không
tìm ra bệnh Mỵ Nương, tưởng rằng nàng phải chết. Không ngờ đêm trăng
sáng, Trương Chi lại chèo đò đánh cá, thổi tiêu. Mỵ Nương nghe tiếng tiêu
của chàng trăm bệnh đều khỏi. Quan thừa tướng tìm ra cội rễ bệnh của con,
người cho gọi Trương Chi đến để coi mặt. Khi Trương Chi bước vào, Mỵ
Nương thấy mặt chàng xấu xí thì đuổi ra. Trương Chi bị đuổi, cảm thấy
nhục nhã, nhảy xuống sông mà chết. Từ đó đêm đêm, hồn chàng hiện về,
thổi tiêu, hát vang vang bên sông. Mỵ Nương thấy chàng chết, hối hận, đêm
núp bên bụi trúc bên sông, để nghe tiếng tiêu của chàng. Nước mắt nàng
nhỏ vào bụi trúc, nên ngày nay trúc đều có vằn như giọt lệ.
Người lái đò gật đầu:
– Công tử nhỏ tuổi, mà đã biết được những kỳ tích của thời Hùng vương.
Công tử vẫn chưa cho tôi được biết cao danh, quý tánh?
Đào Kỳ nói:
– Cao danh thì không có đâu. Tôi họ Đào, tên Kỳ.
Ông lái đò giật mình:
– Chẳng hay công tử với Lạc-hầu Đào Thế Kiệt, nổi danh là Cửu-chân song
kiệt có liên hệ gì?
Thiều Hoa liếc mắt chờ Đào Kỳ, nó hiểu ý sư tỷ, đáp:
– Cửu-chân có tới năm trang họ Đào, gia phụ tuy họ Đào, nhưng không
phải là Cửu-chân song kiệt.
Người lái đò nói:
– Tôi hằng ngưỡng mộ danh tiếng Đào hầu từ lâu. Nghe ngài là người võ
công bậc nhất vùng Cửu-chân. Dường như mới đây Đào trang bị quân Hán
đánh phá, không hiểu ngài có còn tại thế không?
Đào Kỳ hỏi:
– Thì ra ông cũng là người có tâm huyết với đất nước. Chúng tôi cả gan

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.