Q1 - ANH HÙNG LĨNH NAM - Trang 116

của những anh hùng khi qua Cổ-loa, nhìn bia tàn cây cỗi, nghe tiếng quốc
kêu, như dục đã, như bồi hồi nhớ lại thời An-dương vương thủa xưa anh
hùng là vậy, mà nay thì đâu? Để tôi thổi một khúc nữa, nhờ tiểu công tử
phẩm bình.
Ghi chú của thuật giả:
Khúc Cổ-loa di hận được lưu truyền cho đến nay. Hồi thơ ấu, thuật giả
thường được nhũ mẫu tấu đàn tranh và hát cho nghe khúc này nhiều lần dù
bà là người... Trung-quốc. Tương truyền, tác giả là anh hùng dân tộc
Nguyễn Tam Trinh sáng tác ra. Nguyễn Tam Trinh cũng là tổ của môn vật
tộc Việt.
Người lái đò lại thổi một khúc khác, lần này tiếng tiêu nồng nàn, nhưng
buồn man nác, đầy vẻ yêu đương. Tiếng tiêu dứt, mà Nghiêm Sơn, Thiều
Hoa vẫn còn ngồi ngơ ngẩn xuất hồn.
Người lái đò hỏi Đào Kỳ:
– Xin công tử dạy cho ít lời.
Đào Kỳ nói:
– Khúc này khác khúc trước. Khi thì đầm ấm như tình yêu đôi lứa trên
sông. Khi thì nỉ non như thiếu nữ phòng khuê một mình nhớ tình quân. Khi
thì nức nở như đôi trai gái yêu nhau mà tình chẳng tròn. Này ông lái, đó là
khúc gì vậy?
Người lái đò chắp tay vái một lần nữa:
– Tiểu công tử thực thông tuệ khác thường, đúng là tri kỷ của ta. Từ ngày ta
soạn khúc này đến giờ, chưa một ai hiểu ta. Người hiểu ta đầu tiên là công
tử đó. Khúc nhạc này có tên Trường hận Trương Chi. Công tử, công tử có
thể cho ta biết quý danh được không?
Ghi chú của thuật giả:
Khúc Trường-hận Trương Chi tương truyền do Trương Chi sáng tác. Sau
được anh hùng Nguyễn Tam Trinh sửa đổi, gọi là Trường-hận Trương Chi.
Nay thất truyền.
Đào Kỳ vỗ tay khen:
– Thì ra là khúc Trường-hận Trương Chi. Tôi nghe nói thời Hùng vương có
một người đánh cá tên Trương Chi. Người chàng thực xấu, nhưng tiếng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.