Q1 - ANH HÙNG LĨNH NAM - Trang 115

Ngô,” là “Chú Khách.” Ngô nguyên là một nước nhỏ ở cạnh nước Việt hồi
Chiến– quốc, sau bị Tần đồng hoá, một số người Ngô chạy sang tỵ nạn ở
nước Việt. Người Việt gọi họ là “Thằng Ngô.”
Thiều Hoa nghe câu hát chột dạ:
– Không lẽ người lái đò đã biết Nghiêm đại ca là người Hán, nên hát câu
này để chửi xéo ta?
Người lái đò vẫn cho đò xuôi giòng nói:
– Cô nương không biết đấy thôi, nước chảy thì mạnh, mà sức người có hạn,
nên phải cho chạy xuôi giòng, mũi hơi hướng sang bên kia bờ.
Ông dùng chân kẹp tay lái, mắt mơ màng nhìn về hạ lưu mịt mờ xa xa tận
chân trời, rồi rút ra ở sau lưng một ống tiêu bằng trúc, đưa lên miệng thổi.
Tiếng tiêu bay ra xa, dội vào sóng nước, vang trở lại hợp với tiếng tiêu
thành một âm điệu kéo dài, sầu thảm dằng dặc. Khi thì bay bổng lên cao tản
ra bầu trời xanh biếc mùa thu.
Đào Kỳ nói với ông lái:
– Này bác ơi! Tôi thấy ở mỗi con đò ngang, có người kéo nhị, có người
đánh đàn, mà chưa bao giờ thấy người thổi tiêu. Bác lái ơi, bác vừa lái vừa
thổi tiêu mà tiếng tiêu khi thì như khóc, như than của mối hờn vong quốc.
Khi thì sầu thảm của người anh hùng không gặp thời. Có lúc lại đổi giọng
hùng tráng như Hạng Võ từ Sở vượt sông đánh Tần. Khúc này tôi chưa
từng nghe qua bao giờ.
Người lái đò:
– Tiểu công tử. Tôi nghe công tử nói tiếng hơi nặng, dường như ở miền
Cửu-chân mới ra. Công tử còn nhỏ, mà đã nhận được tiếng tiêu mang giọng
sầu thảm vô tận của người anh hùng, quả thực công tử là người tài tử vậy.
Công tử có biết bài tiêu vừa rồi tên gì không?
Đào Kỳ nói:
– Tôi không biết âm nhạc, vả lại khúc tiêu vừa rồi tôi nghe lần đầu, nên
không biết tên. Cứ nhìn nét mặt say sưa của bác, tôi biết bác là người soạn
ra khúc nhạc này vậy.
Người lái đò chắp tay vái Đào Kỳ:
__ Thực là tri âm hạnh ngộ. Khúc đó tên là Cổ-loa di hận vậy. Đây là tiếng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.