đuổi giặc. Giòng giống họ Đào mà không nghĩ đến đuổi giặc thì thà làm
trâu, làm chó còn ích lợi hơn.
Nghe chú nói, Đào Kỳ mới thấm thía trong lòng:
– Người đời thường ca tụng cha, chú, cậu ta là hào kiệt có hùng tâm, tráng
khí thực quả đúng. Cha và cậu ta thì ta thấy bất cứ việc làm gì cũng hướng
về phản Hán, phục Việt. Còn chú ta... lưu lạc ra Bắc mười năm, thân phải
làm Huyện-úy cho giặc mà tấc lòng son đối với đất Lĩnh Nam vẫn không
bao giờ nguôi.
Dọc đường về trang của chú, Đào Kỳ, Phương-Dung ríu rít chuyện trò với
ba người em họ. Trang của Đào Thế Hùng tên là Hiển Minh. Chữ Hiển
Minh ghép tên của hai con ông là Hiển Hiệu và Quý Minh. Khi ông rời
Cửu-chân, chỉ dẩn theo có trên trăm tráng đinh và đệ tử. Tới Cổ-loa, ông
tìm đất hoang để lập ấp, thì đất hoang không còn. Ông bàn cùng vợ, lên
Đăng-châu đất rộng, người thưa, tai mắt của giặc không mấy chú ý. Ông
tìm đến địa điểm nầy, cùng gia nhân, đệ tử phá hoang lập ấp. Với chủ tâm
phục quốc trong lòng, ông đi chiêu tập dân chúng phiêu bạt sống rải rác các
nơi về ấp. Ông chiêu nạp những người chống Hán, thất thế sa cơ, những
người bị Hán đàn áp, những người trốn không chịu đi lính Hán sang Trung-
nguyên đánh nhau. Chẳng bao lâu, dân đinh trong trang của ông đã lên tới
trên hai ngàn người.
Thái-thú Tích Quang thấy thế lực của ông mạnh, uy tín lên cao, mời ông ra
làm Huyện-úy. Là người đọc sách, ông biết lẽ tiến, thoái, nên nhận lời ra
làm quan. Ông nghĩ: với uy tín của ông, không ai có thể nghi ông làm tôi
mọi cho người Hán. Là Huyện-úy, nắm binh quyền trong tay, ông có nhiều
cơ hội giúp đỡ dân chúng. Chứ nếu ông chống lại, Tích Quang sẽ phá trang
ấp của ông ngay. Đến trang, Đào Kỳ xuống ngựa, gặp vợ Đào Thế Hùng,
chàng hành đại lễ:
– Cháu là Đào Kỳ xin kính cẩn chào thím. Chúc thím được vạn sự nguyện
đắc như sở cầu.
Bà Đào Thế Hùng là một mẫu phụ nữ hiền thục, không biết võ nghệ. Bà chỉ
biết có việc chăm lo nội trợ. Nghe chồng con nói tìm được đứa cháu thì
mừng lắm. Bây giờ thấy Đào Kỳ thành người lớn, dùng đại lễ kính bà, bà