ào hẳn lên.
Cuối cùng, Đặng Thi Sách là người có tiếng tăm, được cử làm trọng tài.
Ông đứng lên nói:
– Trước mặt, chúng ta có bốn đấu thủ đại diện: Lôi-sơn thì Đinh Công
Dũng tiên sinh. Toàn-liệt thì Hùng phu nhân. Thượng-hồng thì Nguyễn
Phương Dung cô nương. Đỗ-xá thì Lê Ngọc Trinh cô nương. Tôi viết bốn
cái thăm bỏ vào một cái hộp. Tôi dùng một con chim gắp thăm. Nó gắp hai
cái thứ nhất, trúng hai đấu thủ nào thì đấu với nhau. Còn lại hai đấu thủ
khác sẽ đấu với nhau. Sau đợt đầu, có hai người thắng. Bấy giờ hai đấu thủ
sẽ vào chung kết.
Ông vỗ tay một cái, người hầu đưa đến con két, lông xanh mướt, mỏ đỏ
tươi. Ông vỗ tay cái nữa, con két mổ hai cái thăm ra: Phương Dung đấu với
Đinh Công Dũng. Còn lại, Lê Ngọc Trinh sẽ đấu với Trần Năng.
Đặng Thi Sách nói lớn:
– Bây giờ tôi xin nhắc lại thể lệ cuộc đấu: Hai bên được dùng vũ khí,
chưởng, quyền đấu với nhau. Cấm dùng ám khí, cấm không cho người
ngoài can thiệp. Hai bên chỉ đấu với nhau đến 30 hiệp. Quá 30 hiệp là hòa.
Cấm không được sát hại nhau. Nếu bên này đánh bên kia tử thương, coi
như thua cuộc.
Đào Kỳ dặn Trần Năng:
– Hùng phu nhân, tôi không rõ võ công, chiêu số của Lê Ngọc Trinh, rất
khó mà đoán. Nhưng phu nhân nên nhớ: Nếu thấy đối phương dùng nhu thì
phải đánh rất gấp, phải thủ thắng trong vòng từ 10 tới 15 chiêu. Với công
lực của phu nhân, sau 15 chiêu, sức sẽ giảm dần. Còn nếu đối phương dùng
cương thì cứ cầm chừng cho đủ 30 chiêu cho hòa thì tốt hơn.
Lê Ngọc Trinh là một thiếu nữ tuổi khoảng 21, 22, dáng người đậm đà,
xinh đẹp. Nàng khoanh tay đứng giữa đài. Trần Năng cũng thượng đài.
Đặng Thi Sách nói:
– Cuộc tranh tài thứ nhất bắt đầu: Lê Ngọc Trinh cô nương, đại diện trang
Đỗ-xá đấu với Hùng phu nhân trang chủ Toàn-liệt.
Trần Năng đứng thủ, chưa muốn ra tay. Nàng để ý thấy Lê Ngọc Trinh lấy
mũi giày chùi trên đài. Nàng nhìn lại thì thấy chữ Hòa. Trần Năng hiểu ý,