Đào Kỳ hỏi Tường Loan:
– Không biết sư tỷ có cao kiến gì?
Tường Loan kéo Kỳ ra một chỗ nói:
– Có nhiều điều hơi khác lạ. Võ công nhị sư huynh rất cao, nếu bị thương
thì phải do vũ khí hoặc quyền, chưởng của cao thủ mới làm sư huynh mê
man đến nằm ngất đi. Đây sư huynh không có những vết thương trí mạng
bằng vũ khí, mà chỉ có những vết thương bằng quyền cước ngoài da, mà
đến nỗi nói không ra lời, đó là điều lạ lùng. Nhị sư huynh về đón gia đình
cùng đi với tên mã phu Nguyễn Ngọc Danh, vậy gia đình đâu? Danh đâu?
Đào Kỳ bảo Tường Loan:
– Đợi gặp sư phụ, sư mẫu rồi tính. Hoặc đợi vài ngày nhị sư huynh tỉnh dậy
sẽ nói cho chúng ta biết. Bây giờ đi kiếm thuyền đã.
Một gia nhân nói:
– Vấn đề tìm thuyền cho 100 người cũng không khó, khó là gạo, nước,
lương thực từ đây ra Bắc. Bây giờ đang mùa mưa Ngâu, sóng biển rất lớn,
nhất là cửa Thần-phù dễ gì vượt qua nổi?
Đối với vấn đề địa lý thì Đào Kỳ mù tịt, nó không hiểu cửa Thần-phù là gì.
Nó hỏi người gia nhân:
– Cửa Thần-phù là gì?
Người đó nói:
– Quê đệ ở cửa Thần-phù nên biết rõ. Ở đó có mấy con sông đổ qua, quanh
năm gió thổi, nước xoáy thành tròn. Một con thuyền đinh to lớn, đi qua,
xoáy cuốn một cái, thuyền quay tròn, bị lôi chìm xuống đáy. Bởi vậy có câu
ca:
Lênh đênh qua cửa Thần-phù,
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm.
Câu này có nghĩa rằng qua cửa Thần-phù chỉ người nào phúc đức mới sống
được mà thôi.
Nguyên Đào gia trang thu nhận đệ tử có hai loại: Bắt đầu tất cả đều là ngoại
đồ, học võ, học văn giống nhau. Nhưng những người có năng khiếu, ngộ
tính cao thì được thu nhận làm nội đồ. Ngoại đồ thì xếp hạng theo tuổi mà
gọi nhau. Còn nội đồ thì xếp hạng ai nhập môn trước là sư huynh. Đào hầu