Q1 - ANH HÙNG LĨNH NAM - Trang 49

có ba con trai, không xếp theo thứ tự đệ tử, mà xếp tuổi. Bởi vậy Đào Kỳ
luôn luôn là tiểu sư đệ. Còn gia nhân trong nhà, cũng đều được đối xử và
xưng hô như đệ tử.
Đoàn người đi đến sáng thì tới một cửa sông nhỏ. Thuyền đánh cá đêm đã
trở về đầy bến. Hoàng Thiều Hoa bàn:
– Bây giờ chúng ta lên bến kia mua thuyền, gạo, nước rồi lên đường.
Đào Kỳ ngửa tay:
– Sư tỷ cho tiền.
Luật lệ Đào gia trang không cho những đệ tử, con cái dưới 16 tuổi giữ tiền,
nên trong người Đào Kỳ một đồng cũng không có. Bấy giờ tiền Cửu-chân
sử dụng là tiền Hán, đúc bằng đồng, trên mỗi đồng tiền có niên hiệu của
năm đúc. Những loại tiền thông dụng là Kiến-nguyên thông bảo, Chính-hoà
thông bảo, Hồng-gia thông bảo, Nguyên-thủy thông bảo. Cứ một trăm đồng
ăn một lượng bạc, và mười lượng bạc ăn một lượng vàng.
Ghi chú của thuật giả
Kiến-nguyên thông bảo, tiền đúc vào niên hiệu Kiến-nguyên thời Hán Vũ
đế (140 – 135 trước Tây lịch).
Chính-hoà thông bảo, tiền đúc vào niên hiệu Chính– hoà đời Hán Vũ đế (92
– 88 trước Tây lịch).
Hồng-gia thông bảo, tiền đúc vào niên hiệu vua Thành đế nhà Hán (20 – 16
trước Tây lịch).
Nguyên-thuỷ thông bảo, tiền được đúc vào niên hiệu vua Bình đế nhà Hán
(1 – 6 sau Tây lịch).
Thiều Hoa điều khiển cuộc di chuyển của gia đình, tiền bạc nàng đều giao
cho người khác giữ. Trong người chỉ có một nén vàng 10 lượng và mấy
trăm đồng tiền. Nàng móc ra đưa cho Kỳ:
– Em đi mua thuyền đi.
Dầu sao Đào Kỳ chỉ là đứa nhỏ, không thông thế tục, nó dụt tay lại:
– Sư tỷ đi mua đi, em đi theo. Chứ em có biết mua đâu.
Trong đám đệ tử đi theo Hoàng Thiều Hoa hầu hết là gái, có nhiều người
thông thạo chợ búa. Một người bảo Đào Kỳ:
– Tiểu sư đệ, chị đi với em.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.