nữa sao? Trước khi xảy ra trận đánh cảng Bắc, sư mẫu dặn em rằng: Mọi
chuyện nhất nhất phải nghe chị. Nay sao em dám cười chị. Chị nói vậy
không đúng hay sao?
Đào Kỳ càng cười lớn:
– Bố em thường cho rằng chị là người ôn nhu, mà chí khí như bậc nam nhi,
quả đúng. Nhưng giữa chí khí nam nhi và khí phách của bậc anh hùng thì
khác nhau xa lắm. Em cười là cười chị có chí khí nam nhi mà không đủ khí
phách của bậc anh hùng.
Hoàng Thiều Hoa xịu mặt xuống nàng nói dỗi:
– Tiểu sư đệ! Thì ra tiểu sư đệ có khí phách anh hùng đấy. Ta, Thiều Hoa,
xin kính cẩn rửa tai nghe khí phách tiểu anh hùng của sư đệ.
Đào Kỳ vỗ tay vào lưng sư tỷ, nó nheo mắt, thè lưỡi nhát Thiều Hoa:
– Ngày xưa nước Việt có nàng Tây Thi, đẹp tuyệt trần. Nhưng mỗi lần nàng
giận hờn, cau mặt càng đẹp hơn. Vừa rồi chị cau mặt coi càng đẹp. Em là
tiểu sư đệ còn muốn nhìn huống hồ người ngoài... Mọi khi em đùa đến đâu
sư tỷ cũng hỷ xả bỏ qua. Không hiểu sao mấy ngày hôm nay bề ngoài thì sư
tỷ làm như bình thản, mà trong lòng nóng như lửa đốt. Trong khi tình ý lại
dạt dào như sóng bể Thần-phù.
Đào Kỳ đã đánh trúng tâm trạng Thiều Hoa. Từ đêm giao chiến với
Nghiêm Sơn đến giờ, nàng thấy người như có gì khác lạ. Mỗi lần nghĩ đến
trận chiến đêm đó, mặt nàng lại nóng bừng lên. Nàng cảm thấy lo sợ: Hay
là mình đã cảm Nghiêm Sơn? Nghĩ đến cảnh vong quốc hiện tại, nghĩ đến
những lời khắt khe của sư phụ khi nói đến Mỵ Châu, nàng càng cảm thấy
mình có tội lỗi với tổ tiên, với dân tộc. Nay Đào Kỳ nói câu đó, nàng lại
rộn lên:
– Chị chỉ muốn em trả lời câu hỏi của sư bá. Chứ chị không muốn em đùa
dỡn. Chúng ta đang đứng trước đền thờ vị anh hùng dân tộc, hơn nữa là tổ
sư của võ học nhà mình.
Đào Kỳ thấy sư tỷ giận, nó không dám đùa nữa:
– Chị chém chết sứ giả, rồi quyết chiến một trận, thì chị làm cho giặc sợ, và
tỏ được khí phách của mình. Còn chị mỉa mai em là tiểu anh hùng thực
lòng chị bồi hồi nên nói cũng sai. Từ ngàn xưa, dù người lên bảy tuổi đánh