cao mới tránh khỏi.
Đào Kỳ đáp xuống đài, khoanh tay cười nhạt.
Lê Đạo Sinh hỏi Nghiêm Sơn:
– Quốc Công! Thiếu niên này vừa sử dụng võ công Quế lâm, vậy y có phải
là người thân của Quốc công không?
Nguyên Đào Kỳ gần Nghiêm Sơn một thời gian, chàng thấy Nghiêm Sơn
sử dụng võ công nhiều lần, nên trong lúc vội vã, tòng tâm sử dụng thế vọt
người lên cao của phái Quế lâm.
Khi thấy chàng sử dụng thế này chính Nghiêm Sơn cũng ngạc nhiên:
– Thiếu niên này là ai? Sao lại biết sử dụng võ công nhà mình? Sao công
lực của y lại hùng mạnh như vậy được?
Nghĩ rồi Nghiêm Sơn vội hỏi Đào Kỳ:
– Thiếu hiệp! Người thuộc võ phái nào?
Đào Kỳ sợ nói nhiều Nghiêm Sơn sẽ nhận ra chàng, chàng vẫn nín thinh.
Bọn Huyền Sương, Chu Bá nháy nhau rồi cùng nhảy vào tấn công bốn
phía.
Đào Kỳ suy nghĩ:
– Đã vậy, ta không sử dụng võ công của môn phái nào, xem tụi bay có tìm
được chân tướng ta không?
Rồi chàng cứ len lỏi giữa bốn cao thủ, khi thì sử dụng võ Cửu-chân, khi thì
của Long-biên, khi thì của Tản-viên. Đôi khi lại thêm vài chiêu của Sài-
sơn, Hoa-lư. Có lúc chàng lại sử dụng Lĩnh-nam chỉ pháp do chàng với
Khất đại phu chế ra.
Trên đài Lê Đạo Sinh nhìn Nghiêm Sơn ngụ ý hỏi xem chàng là người sống
lâu năm ở Lĩnh Nam, có biết chân tướng của Đào Kỳ không. Chính
Nghiêm Sơn cũng phải lắc đầu.
Các vị tôn sư cũng thấy võ công của bọn Huyền Sương, Đức Tiết, với vợ
chồng Chu Bá cực kỳ tinh vi. Nhưng Đào Kỳ cứ như con cá trê trơn tuột,
tránh né dễ dàng. Họ chỉ chỏ luận bàn, giảng giải từng chỗ lợi hại cho các
đệ tử nghe, hầu học hỏi kinh nghiệm.
Được khoảng hai trăm hiệp, bỗng có một con lừa kéo một chiếc xe vào
giữa quãng trường. Cử tọa đổ mắt nhìn xuống thì thấy một lão già râu tóc