: Đệ nhất Thái-bảo Trần Thị Phương Châu, tức Nam-hải nữ hiệp. Phái Hoa-
lư : Cao Cảnh Minh, tức Trường-yên đại hiệp. 72 động Tây-vu : Hồ Đề, tức
Sơn trung nữ hiệp. Phái Nhật-nam : Lại Thế Cường, tức Thiên thủ viên hầu
đại hiệp. Phái Quế-lâm : Nghiêm Sơn. Phái Long-biên : Nguyễn Phương
Dung, tức Việt nữ thần kiếm nữ hiệp. Phái Tản-viên : Trần Đại Sinh, tức
Khất đại hiệp. Phái Cửu-chân không cử ngườ tham dự.
Phái đoàn sang cầu phong Kiến-Vũ hoàng đế sẽ gồm các vị trên. Mỗi vị
được quyền mang theo nhiều nhất là 500 người tùy tùng, kể cả xe, ngựa,
thú vật, đồ dùng. Phủ Thái thú, Đô-úy sẽ đề cử mỗi nơi thêm năm người để
giúp đõ đoàn cầu phong. Tiền lộ phí do phủ Thái-thú đài thọ. Tuy nhiên,
các vị nên bầu lấy một người làm trưởng đoàn. Ngày mai, mời các vị cao
nhân các môn phái dẫn người tùy tùng cùng đến phủ Lĩnh-nam công để bàn
chuyện lên đường.
Nghiêm Sơn nói xong, vẫy các võ quan theo hầu :
– Cảm phiền quý huynh đệ ra về trước. Tôi có nhiều việc riêng phải làm, sẽ
về sau.
Chàng đến chỗ phái đoàn Cửu-chân. Đào Kỳ ra chận trước mặt chàng :
– Đại ca ! Em xin lỗi về vụ Ngũ kiếm đêm nọ.
Nghiêm Sơn phất tay :
– Nếu ta là sư đệ, ta cũng làm thế. nhưng có điều ta không bao giờ ngờ là
Trưng Nhị với sư đệ lại đi cứu Ngũ kiếm. Bây giờ họ ở đâu ? Sự thực việc
này ra sao ? Hôm ta đến Đăng-châu điều tra, được biết có đôi trai gái cùng
đi với Tô Phương, té ra hiền đệ với Phương Dung. Bây giờ ta đã biết người
con gái bán quán cứu hiền đệ là Đông Triều nữ hiệp Lê Chân, rồi Nguyệt
điện Đàm Ngọc Nga, Hạ-long nữ hiệp Xuân Nương, Đăng Châu nữ hiệp
Phùng Vĩnh Hoa... nhất nhất đều có tham dự vào việc Đăng-châu. Đến nay
ta đoán ra rằng Ngũ Kiếm bị oan, rồi hiền đệ cứu Ngũ kiếm, nhưng Tô
Phương đâu ?
Đào Kỳ đã có chủ tâm, nên nói :
– Tô Phương bị Trương Thanh bắt giam, nay không rõ ra sao. Không chừng
y đã bị giết rồi cũng nên.
Nghiêm Sơn không tin lời Đào Kỳ, nhưng ông là người quân tử, nên cũng