Trưng Nhị giảng :
– Lê Đạo-Sinh định diệt Đào, Đinh gia, bị Đào tam đệ đánh cho hút bỏ
mạng. Y về bàn với đệ tử là Phùng Chính-Hòa xin lệnh Đô-úy Cửu-chân
mang bản bộ binh mã huyện Ngọc-đường cùng với tráng đinh của Lê Đạo-
Sinh tiểu trừ đảo. Dĩ nhiên Đô-úy đồng ý. Đô-úy ra lệnh cho Hải-đội Ngọc-
đường giúp chở quân. Không ngờ y đến đây gặp ba chiến thuyền của
Nghiêm đại ca. Đúng là ăn trộm bị bắt. Nghiêm đại ca ra lệnh cho hải đội
Ngọc-đường vào, ra lệnh cho y tập trung chiến thuyền, gọi Phùng Chính-
Hòa vào, trói y lại, chặt đầu vì tội lạm dụng binh quyền.
Lê Chân gật đầu :
– Em hiểu rồi. Nghiêm đại ca viết mật lệnh cho Phùng Doãn, trường hợp
Phùng Chính-Hòa trở mặt, lập tức cho thủy quân đánh đắm thuyền bơi vào
bờ. Chúng ta chỉ việc ra bắt trói đám trang đinh của Phùng Chính-Hòa
không khó khăn gì lắm. Hèn chi, Đào tam đệ hỏi Đào hầu có đủ dây trói
không ?
Trưng Nhị nhìn Phương Dung :
– "Phàm dụng binh chi đạo, toàn quân vi thượng, phá quân thứ chi."
Phương Dung gật đầu :
– "Tâm chến vi thượng, binh chiến vi hạ."
Hồ Đề vốn ít học, vội hỏi Vĩnh-Hoa ý nghĩa của câu đối đáp giữa Trưng
Nhị và Phương-Dung. Vĩnh-Hoa giảng :
– Chị Trưng muốn nói với Phương-Dung, cách dụng binh hay nhất là phải
giữ cho binh đội toàn vẹn, để binh đội tan nát là hạ sách. Phương Dung đáp
lại bằng ý kiến cao hơn : Trường hợp này chỉ nên dùng tâm chiến, không
nên dùng binh chiến. Dùng tâm chiến là làm sao thuyết phục cho đám tráng
đinh Ngọc-đường bỏ Phùng Chính-Hòa.
Khất đại phu hướng vào Đào Thế-Kiệt :
– Đào hầu ! Việc nước là việc chung. Ở đây Đào hầu, Đinh hầu biết dùng
binh, nhưng còn Nghiêm Sơn, Phùng Vĩnh-Hoa, Phương-Dung, Trưng Nhị,
Đào tam đệ cũng đều giỏi dùng binh. Vạn nhất xảy ra cuộc chiến Đào hầu
định sau đây ?
Thế-Kiệt hiểu ý Khất đại phu định nói, quân tại đây là của ông, nhưng ông