không có tài điều quân bằng mấy người kia, vậy ông có trao quyền cho họ
hay không ? Ông là người khoáng đạt, tự thấy những người mới đến đây
đều là tinh hoa của Lĩnh-nam. Ông trả lời :
– Tráng đinh, đệ tử đều đã thành đội ngũ, nếu xảy ra trận chiến, tôi xin
nhường quyền chỉ huy lại cho các vị.
Nam-hải nữ hiệp khẩn khoản nói với Đào-hầu:
– Người ta bảo Đào hầu có chí khí của một đại anh hùng quả không ngoa.
Ở đây nhiều người cò tài dùng binh. Tài của Vĩnh-Hoa là bày mưu thiết kế.
Tài của Trưng Nhị là xét người, xét tình hình. Nghiêm công có tài vương
bá. Phương-Dung có tài ước tính tình hình lẫn điều quân, e rằng không thua
Hàn Tín thuở xưa đâu.
Mọi người cũng đều nhận thấy thế. Đào phu nhân mặt tươi hẳn lên khi thấy
cô con dâu người đẹp như tiên nga, kiếm pháp thần thông lại có tài nguyên
súy, bà bảo Nghi-Sơn :
– Nghi-Sơn, con hãy đem tình hình trình bày cho Phương-Dung nghe.
Phương-Dung biết không từ chối được, nàng đến gần bên Nghi-Sơn nghe
tường trình tình hình trên đảo. Nàng chăm chú lắng tay ghi nhớ.
Sau đó nàng tiến đến trước mặt Đào hầu :
– Thưa Bố, xin Bố cho con mượn kiếm lệnh .
Đào hầu tháo kiếm bên hông đưa cho Phương-Dung. Nàng đặt kiếm trước
mặt rồi nói :
– Đại ca Nghi-Sơn tức tốc trở về điều động đệ tử trên ba chiến thuyền nhà
mình, đến gần chiến thuyền Ngọc-đường. Nhớ phải mang theo cung tên đề
phòng. Nếu chiến thuyền Ngọc-đường lại gần thì chèo ra xa. Họ chạy thì
đuổi theo. Nghĩa là giữ khoảng cách giữa hai thủy đội khoảng một hai dặm
là đủ. Nếu họ cho quân xuống bè vào bờ tấn công, cứ để cho họ đi. Khi họ
vào tới bờ, lập tức cho thuyền mình sát thuyền họ, nhảy sang chiếm lấy, rồi
đốt lửa để làm loạn lòng quân họ. Xin các sư tỷ Lê Chân, Hồ Đề, các sư đệ
Quý-Minh, Hiển-Hiệu theo giúp đỡ đại ca Nghi-Sơn một tay.
Phương-Dung đứng dậy hướng vào Nguyễn Tam-Trinh.
– Người Mai-động giỏi thủy chiến, cháu xin sư bá điều động các vị sư
huynh Mai-động ngũ hùng và Tử-Vân cùng với đại ca Biện-Sơn ra giữ ba