Tử Nha, như Trương Lương, như Hàn Tín. Còn lại, họ chỉ có thể như Anh
Bố, Bành Việt. Giao cho họ cầm quân phá thành, chém tướng thì được. Cứ
coi bọn thủy thủ Ngọc-đường bị giết thì rõ. Họ là người nghĩa hiệp hiện lên
vẻ tức giận Phùng Chính-Hòa. Còn bọn Trưng Nhị, khi thấy Phùng Chính-
Hòa làm phản, họ biết Lê Đạo-Sinh làm phản. Lê làm phản có thể do Tô
Định ra lệnh. Tô Định với Lê có gan bằng trời cũng không dám chống ta.
Vậy việc này do chính Mã thái hậu đã ban mật chỉ. Giữa ta với Tô Định ắt
có chiến tranh. Ta phải phản Hán. Kết quả dù ta thắng hay Hán thắng, tinh
lực sẽ mất hết. Họ chỉ cần trở tay một cái, Lĩnh-nam lại về với Lĩnh-nam.
Bọn người này có tài vương bá, ta không nên coi họ là cừu thù, phải lấy
tình huynh đệ mà đãi họ, họ giúp ta xây dựng Lĩnh-nam thành một vùng
giàu có, mưu hạnh phúc cho dân. Ta với Tô Định, Lê Đạo-Sinh khác nhau
chỉ ở chỗ đó.
Phía anh hùng Lĩnh-nam, mỗi người bàn một ngã, phân vân chưa quyết.
Vĩnh-Hoa đến bên Trưng Nhị, lấy ngón tay viết lên bàn chữ Kẻ thù của kẻ
thù là bạn ta. Trưng Nhị nhìn Vĩnh-Hoa cả hai mỉm cười. Phương-Dung,
Đào Kỳ ngồi bên gật đầu tỏ ý hiểu. Còn Nam-hải nữ hiệp thì bà lắc đầu tỏ
vẻ không hiểu.
Ngoài khơi trên sáu chiến thuyền Ngọc-đường, thả xuống 18 cái bè, trên bè
chở đầy người, hướng vào bờ.
Phương-Dung hỏi Nghiêm Sơn :
– Nghiêm đại ca mỗi cái bè như vậy chở được bao nhiêu người ?
Nghiêm Sơn thấy mình bị phản, thì giận căm gan thẫn thờ đáp :
– Hai mươi.
Phương-Dung chỉ ra biển :
– Đợt đầu chúng đổ bộ lên đảo 360 người, không biết đó là tráng đinh hay
binh sĩ bản bộ của Ngọc-đường ? Tính chung lực lượng theo phản loạn
khoảng hơn ngàn. Chính-Hòa ở vùng nầy lâu, y dư biết muốn đổ bộ phải
chờ nửa đêm, trăng lên, thủy triều lớn, chiến thuyền có thể vào sát đảo thì
quân đổ bộ mới đỡ tốn sức. Nay y lại cho đổ bộ lúc này, một là y ngu đần,
hai là có sự bất thường.
Nghe Phương-Dung phân tích, Nghiêm Sơn nhìn Trưng Nhị, Vĩnh-Hoa