Nghe Phương-Dung lý luận, quần hùng Lĩnh-nam mới tỉnh ngộ. Chính
Nguyễn Trát cũng ngạc nhiên về con mình :
– Từ nhỏ ta thấy nó thông minh, tinh nghịch phá phách thì hay trách phạt.
Lớn lên cho học văn, nó không học suốt ngày chỉ đọc Bách-gia, Chư-tử,
Lục-thao, Tôn Ngô. Nó đòi làm Khương Tử Nha, Trương Lương, Hàn Tín,
ta cho rằng tính trẻ con viển vông. Thế rồi, mỗi tuổi một tiến, thời gian vừa
qua, xa ta mới có mấy tháng, nó cùng Đào Kỳ đánh úp mấy đoàn vận tải
của Tô Định, lập trang Văn-lạc. Bây giờ nó tiến tới trình độ này e rằng
không thua gì Nghiêm Sơn đâu.
Nghiêm Sơn nhìn Phương-Dung lòng sung sướng :
– Cô vợ của tiểu sư đệ thông minh tài trí lỗi lạc thế này, ta chỉ cần trọng
dụng cái tài của nàng, sẽ có lợi cho dân Lĩnh-nam biết mấy ? Nàng học
cách điều binh của ta, mà nay bản lĩnh của nàng còn muốn vượt hơn cả ta.
Nghiêm Sơn nói với Phương-Dung :
– Dung ơi ! Trước đây anh đã mời em và Trưng Nhị một người làm Tư-
không, một người làm Tư-mã đất Lĩnh-nam. Bây giờ bản lĩnh em đã đổi,
anh mời em làm Quân-sư. Trận đánh này quá nhỏ, anh để mình em với
Trưng sư muội thử những gì đã học, xem kết quả tới đâu.
Thiều-Hoa nghe chồng xưng hô thân thiện với Trưng Nhị, trong lòng như
nở ra một vườn hoa : Nghiêm Sơn không còn coi mình là người Hán, chàng
đã coi Phương-Dung, Trưng Nhị như Đào Kỳ. Đó là điều Thiều-Hoa mong
mỏi từ lâu. Nàng nhủ thầm : Chỉ cần một vài biến cố nữa, Nghiêm Sơn sẽ
ngả về phía Lĩnh-nam. Giá Nghiêm Sơn là người Việt chàng có thể tiếp tục
sự nghiệp Hùng-vương, An-dương vương, lập ra triều đại mới cho Lĩnh-
nam.
Đứng trước thế nguy hiểm : Người dưới mang một số quân đông đảo tạo
phản, có thể mất mạng trong chốc lát mà Nghiêm vẫn thản nhiên, coi lực
lượng Phùng Chính-Hòa như bầy chuột. Chàng còn giao việc điều khiển
cho Phương Dung thực tập lý thuyết đã học, quần hào mới hiểu rõ Nghiêm
Sơn hơn : Can đảm trước hiểm nguy, bình tĩnh trước nghịch cảnh. Từ trước
đến nay họ chỉ nghe Nghiêm Sơn có tài vương bá, võ công, mưu trí bao
trùm Trung-nguyên. Một tay dựng lại cơ nghiệp nhà Hán. Có người cho