ngựa lưu tinh đi các nơi đề phòng Lê Đạo-Sinh. Tiểu muội đề nghị đại ca
không nên cách chức hết các đệ tử của Lê. Cứ để chúng đó, từ từ tính từng
đứa một. Việc trước mắt là cử Huyện-úy Ngọc-đường thay Phùng Chính-
Hòa, cử người làm Đô-sát Cửu-chân thay Vũ Hỷ.
Nghiêm Sơn gật đầu :
– Ta xin nghe lời sư muội.
Phùng Vĩnh-Hoa nói :
– Còn lại tất cả chúng ta phải trở ra Bắc ngay, chuẩn bị cuộc đi Trung-
nguyên. Hôm trước trong buổi họp tại phủ Thái-thú. Tô hẹn chúng ta sẽ lên
đường ngày 15 tháng 10, vậy chỉ còn hơn tháng nữa mà thôi. Xin chuẩn bị
để lên đường là vừa.
Khất đại phu hướng vào Đào Thế-Kiệt :
– Đào hầu, hôm đại hội Hồ-tây, phái Cửu-chân khẳng định không tham dự
phái đoàn. Người võ lâm nói một là một, hai là hai, vậy thì phái Cửu-chân
không cử người đi nữa. Nhưng lão xin phép cho Đào tam lang đi trong phái
đoàn của phái Long-biên. Cuộc đi này chúng ta phải đấu với anh hùng võ
lâm Trung-nguyên. Võ công Trung-nguyên thiên về dương cương, lão phu
cũng thiên về dương cương e có gì sơ sẩy chăng ? Võ công Đào tiểu hữu
gồm cương lẫn nhu, vì vậy, nếu Đào tiểu hữu có mặt trong chuyến đi, sẽ
làm rạng rỡ đất Lĩnh-nam nhà mình.
Đào Thế Kiệt là hào kiệt đương thời, dễ thức tỉnh, biết tùy nghi. Tuy ông
tuyệt đối chống Hán, nhưng nghe lý luận của Khất đại phu, ông thấy điều
đó đúng. Ông nhìn vợ hỏi ý kiến. Dầu sao Đào phu nhân cũng là phụ nữ, bà
xa con đã bảy năm ròng, bây giờ mẫu tử trùng phùng mới được vài ngày.
Bà thấy bịn rịn trong lòng không nỡ. Bà nhìn chồng :
– Khất đại phu đã dạy, vợ chồng ta đâu dám không nghe theo ? Nhưng xin
Đại phu ở lại đây một ngày, để vợ chồng tôi làm lễ thành hôn cho đôi trẻ
đã.
Nghe Đào phu nhân nói, mọi người mới chợt nhớ hôm nay là ngày cưới
chính thức của Nghiêm Sơn với Thiều-Hoa. Trước trận đánh, Khất đại phu,
Nam-hải nữ hiệp đã đứng ra làm mai cho Đào Kỳ với Phương-Dung. Một
lời đôi bên cha mẹ đã hứa với nhau, coi như cuộc, hôn nhân đã thành. Bởi