chết của Tường Loan đầy bí mật. Cuộc chuẩn bị của Phạm Bách chỉ người
nhà mới biết, mà bị Song-quái biết. Bất cứ đoàn người đi ngả nào, Phong-
châu song quái cũng theo kịp. Ta phải tìm cho ra ai là gian tế? Hắn làm
gian tế cho ai?
Sáng hôm sau, nàng ra chỗ bóng đen vẽ vạch bên đường thì thấy viết chữ
Hoa-lư, Tam-điệp, Dục-thuý. Bên cạnh vẽ một chữ Vạn.
Thiều Hoa tỉnh ngộ:
– Thì ra gian tế báo tin cho đồng bọn biết đường đi của bọn mình. Nhưng
chúng báo cho ai đây? Cho quân Hán hay cho Phong-châu song quái?
Nàng lấy đất chà hết các dấu hiệu rồi trở vào đền cùng đoàn người tiếp tục
lên đường. Trong khi đi đường, nàng chú ý quan sát cử chỉ, hành động từng
người, nhưng tuyệt không có gì đáng nghi.
Chợt nhớ ra điều gì nàng hỏi Phạm Bách:
– Sư bá, hôm trước trong lúc tiểu sư đệ giao chiến với Phong-châu song
quái, y có dùng một chiêu thức rất kỳ quái, cháu chưa từng thấy qua. Với
chiêu thức đó, y làm cho Vũ Hỷ trúng đòn, rồi Vũ Hỷ kêu lên “Phục ngưu
thần chưởng”. Thưa sư bá, chưởng đó là chưởng gì, cháu chưa từng nghe
sư phụ, sư mẫu nói qua, thì làm sao tiểu sư đệ biết mà sử dụng. Lại nữa, thế
quyền đó bao hàm: Quyền, chỉ, trảo, cước biến hoá vô cùng, những biến
hoá đó không nằm trong nguyên lý võ thuật Cửu-chân.
Phạm Bách gật đầu:
– Ta nghĩ cũng không ra. Chúng ta học võ Cửu– chân, gốc ở Vạn-tín hầu
Lý Thân, sau truyền đến Trung-tín hầu Vũ Bảo Trung... Dù quyền, cước,
chỉ, trảo chăng nữa cũng nằm trên một nguyên lý. Nhưng tiểu sư đệ của
cháu sử dụng chiêu thức đó nằm ngoài nguyên tắc Thục gia. Mà chỉ với
một chiêu, tiểu sư đệ cháu làm cho Vũ Hỷ kinh hồn, đến nổi bắt mang đi tra
hỏi, chắc phải có nguồn gốc ghê gớm lắm. Đợi sau này gặp sư phụ cháu,
cháu nên hỏi, may ra biết được.
Ông quay sang Trịnh Quang:
– Cháu có nghe sư phụ, sư mẫu đề cập đến quyền pháp này không?
Trịnh Quang gật đầu:
– Một lần đứng hầu Đinh sư thúc với sư phụ cháu, cháu có nghe lõm về