trước Nghiêm Sơn trình :
– Cách đây năm dặm là sông Ninh-cơ, vượt qua sông, đi về phía Bắc một
ngày đường nữa là tới Long-biên. Xin Quốc-công định liệu, nên vượt sông
bây giờ hay để sáng mai ?
Nghiêm Sơn hỏi :
– Hai bên sông có đội quân nào đóng không ?
– Thưa bên này sông là Cổ-lễ, bên kia là đất Thiên-trường, chỉ có thủy
quân, không có kị binh.
Nghiêm Sơn gật đầu :
– Chúng ta vượt sông ngay bây giờ. Bảo hải đội Cổ-lễ dành một chiến
thuyền đưa chúng ta sang sông. Không cần tiếp đón, lễ nghi gì cả.
Mọi người lên ngựa, tiếp tục đi. Quả nhiên, một lát sau tối một con sông
rộng, nước chảy cuồn cuộn, màu đỏ tươi như máu. Viên chỉ huy hải đội Cổ-
lễ đứng đón Nghiêm Sơn bên bờ sông. Nghiêm hỏi han mấy câu về binh
tình, rồi cùng nhau xuống thuyền.
Thuyền trưởng ra lệnh. Thủy thủ đẩy thuyền rời bến. Nghiêm Sơn cùng
mọi người lên sàn đứng ngắm cảnh. Đào Kỳ đến bên Thiều-Hoa, nói :
– Sư tỷ nhớ ngày nào chúng mình vượt sông Hồng không ? Hôm đó gặp
bác Nguyễn Tam-Trinh tấu nhạc nghe thực thú vị.
Đào Kỳ vừa dứt lời, bỗng vang vang có tiếng nhạc du dương trầm buồn từ
phía sau vọng lại. Một con thuyền nhỏ, trên có buồm, đang băng qua sông.
Trên thuyền, một thiếu nữ ngồi thổi tiêu. Tiếng tiêu nhu hòa, dìu dặt vọng
đi rất xa.Con thuyền phúc chốc đã vượt lên kịp chiến thuyền. Nghiêm Sơn
than :
– Tại sao có người giỏi thủy tính đến trình độ kia ? Ngồi trên thuyền nhỏ,
bánh lái gắn với giây buồm. Dùng cả bánh lái lẫn buồm để lái thuyền, thế
mà vẫn thổi tiêu được. Cô gái này thực không phải tầm thường.
Cô gái ghì buồm cho huyền chạy chậm lại, ngừng thổi tiêu, nói vọng sang :
– Tiểu nữ đa tạ Nghiêm đại hiệp khen ngợi. Để tiểu nữ tấu khúc nhạc nữa,
xin đại hiệp cùng phu nhân thưởng thức. Nếu hay, xin thưởng cho.
Thiều-Hoa có cảm tình với cô gái nên vui vẻ nói :
– Ta muốn thưởng thức âm thanh tuyệt diệu của em mà thôi. Tiền bạc là